Thông tin luận văn "Vấn đề phòng chống tội phạm công nghệ cao trên Báo Công an nhân dân (giai đoạn 2009 - 2011)" của HVCH Nguyễn Thị Quỳnh Vinh, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quỳnh Vinh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/11/1987
4. Nơi sinh: Quỳnh Lưu, Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số:1528/ QĐ – XHNV – KH &SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề phòng chống tội phạm công nghệ cao trên Báo Công an nhân dân (giai đoạn 2009 - 2011)
8. Chuyên ngành: Báo chí học
9. Mã số: 60.32.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hường – Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn cung cấp thông tin tổng quan về tình hình tội phạm công nghệ cao trên thế giới và ở Việt Nam thông qua phản ánh của báo chí truyền thông; phân tích nội dung phản ánh và hình thức chuyển tải thông tin của Báo Công an nhân dân về tội phạm công nghệ cao; đánh giá tác động của Báo Công an nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm Công nghệ cao ở Việt Nam. Đồng thời nêu ra một số hạn chế, thiếu sót của Báo Công an nhân dân khi thông tin về vấn đề này.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề, nêu lên những thách thức đặt ra trong công cuộc phòng chống tội phạm công nghệ cao, luận văn còn rút ra bài học kinh nghiệm về nghiệp vụ làm báo cho cơ quan mình và bản thân; một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin về phòng chống tội phạm công nghệ cao trên báo Công an nhân dân nói riêng và báo chí truyền thông ở Việt Nam nói chung,
Đối với báo chí học và khoa học về báo chí truyền thông, luận văn sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú hơn lí luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí truyền thông và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm công nghệ cao hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc phản ánh vấn nạn tội phạm công nghệ cao đang xảy ra nhức nhối, bức xúc trong xã hội Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu về tội phạm công nghệ cao, thực trạng, hậu quả và nguyên nhân của tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam, hiệu quả tác động của Báo Công an nhân dân… có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các sinh viên, học viên.
Những ưu điểm về nội dung phản ánh, hình thức chuyển tải thông tin, cũng như một số hạn chế, thiếu sót của Báo Công an nhân dân khi phản ánh về vấn đề này sẽ là những kinh nghiệm thực tế quý báu giúp Báo Công an nhân dân nói riêng và các cơ quan báo chí truyền thông nói chung có các giải pháp hợp lí tăng cường hiệu quả tuyên truyền phòng chống tội phạm công nghệ cao.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Vấn đề phòng chống tội phạm công nghệ cao trong hệ thống báo chí của ngành Công an.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : NGUYEN THI QUYNH VINH 2. Sex: Female
3. Date of birth: November 4, 1987 4. Place of birth: Quynh Luu, Nghe An
5. Admission decision number: 1528/QD – XHNV – KH&SDH Date: October 14, 2009, of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha noi National University.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: High Technology Crime Prevention Issue on the Cong An Nhan Dan (People’s Police) Newspaper (2009-2011 period)
8. Major: Journalism 9. Code: 60.32.01
10. Supervisors: Professor, Doctor Dinh Van Huong – Hanoi National University
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis provides an overview information on high technology crimes operations in the world and in Vietnam as depicted on media and press; analysing content and structures used to report information on high technology crimes on the Cong An Nhan Dan Newspaper; evaluation the impacts of Cong An Nhan Dan Newspaper on high technology crime prevention activities in Vietnam. It also points out limitations and shortcomings of the Cong An Nhan Dan Newspaper in reporting on this issue.
Based on doing research, analysing the issues, and pointing out the challenges set on the fight against high technology crimes, the thesis also deduces lessons learned on professional journalism practicing both organizationally and individually; as well as solutions to improve quality, effectiveness of information on high technology crime prevention on Cong An Nhan Dan Newspaper in particular and on Vietnamese media and press in general.
In terms of journalism and the science of journalism and communications, the thesis contributes to supplement and enrich theories about roles, functions and duties of media and press and help to improve quality and effectiveness of propaganda activities against the current high-tech crimes.
12. Practical applicability, if any:
This thesis has practical significance in reporting on high-tech crimes which is a currently aching and urgent issue in Vietnamese society. The findings of this research on high-tech crimes, the current situation, the consequences and causes of high technology crimes in Vietnam, the impacts of Cong An Nhan Dan Newspaper, etc can become a resource for referencing and researching to students and practitioners.
The advantages of reported content and structures used to report information, as well as the limitations and shortcomings of the Cong An Nhan Dan Newspaper in reporting on this issue would be valuable practical experiences to help the Cong An Nhan Dan Newspaper in particular and media agencies in general in finding out appropriate solutions to enhance the effectiveness of propaganda against high technology crimes.
13. Further research directions, if any: High Technology Crime Prevention Issue on the media and press system of the Police.
14. Thesis-related publications: No