Thông tin luận văn "Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc trong những năm 1954 – 1969" của HVCH Phạm Thị Hoàng Điệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hoàng Điệp
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/01/1967
4. Nơi sinh: Lai Châu
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007 ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc trong những năm 1954 – 1969
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Mã số: 602256
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Hồng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc trong những năm 1954-1969” đã hệ thống theo tiến trình lịch sử các hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục những năm 1955-1969 bao gồm các bài nói, bài viết về vấn đề giáo dục, những lần Người đến thăm các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng và các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hoá,v.v, nhằm làm rõ những hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1954- 1969. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu và phân tích các luận điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục được hình thành, phát triển và hoàn thiện trong giai đoạn 1954-1969 để làm sáng tỏ tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh.
Dựa trên những thống kê có được, đề tài đã đưa ra những nhận xét về hoạt động của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực giáo dục trong bối cảnh miền Bắc đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm hậu phương vững chắc cho miền Nam, để thấy được sự quan tâm sâu sắc của Hồ Chí Minh đối với ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn 1954-1969
Đề tài đã rút ra những quan điểm cơ bản về giáo dục của Hồ Chí Minh không những có tính định hướng cho ngành giáo dục đào tạo ở miền Bắc những năm 1954-1969 mà còn là cẩm nang cho sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam từ đó đến nay.
Cuối cùng đề tài đã nêu tóm tắt những thành tựu của ngành giáo dục ở miền Bắc những năm 1954 – 1969 dưới ánh sáng tư tưởng của Hồ Chí Minh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài là nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, tuyên truyền giới thiệu về tư tưởng và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch – nơi Bác Hồ sống và làm việc từ năm 1954 đến năm 1969.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- “Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, bài tham gia Hội thảo khoa học, tổ chức tại Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, 2005
- “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, bài tham gia Hội thảo khoa học, tổ chức tại Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, 2006
- “Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà giai đoạn 1954 – 1960”, bài đăng nội san thông tin tư liệu của Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, số VIII, tháng 9/2010
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Hoang Diep 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/1/1967 4. Place of birth: Lai Chau province
5. Admission decision number: N0 2551/2007 issued on 02/11/2007 of the Headmaster of the College of Social science and humanities, Ha Noi national University
6. Changes in academic process: Not
7. Official thesis title: Ho Chi Minh and educational cause in the North of Viet Nam during the years of 1954 - 1969
8. Major: History of Viet Nam communist party
9. Code: 602256
10. Supervisors: Deputy Professor, Doctor Hoang Hong, College of Social science and humanities, Ha Noi national University
11. Summary of the findings of the thesis:
All documents of the theme “Ho Chi Minh and educational cause in the North of Viet Nam during the years of 1954 - 1969” have been systematized and recovered according to historical process of Ho Chi Minh’s activities on educational field for duration of 1955 - 1969. This subject, including his speeches and his writings when Ho Chi Minh visits schools, colleges, universities, anti-illiteracy or continuation learning classes, has been listed his activities on education from 1954 – 1969. Based on this, the theme-writer have highlighted and analysed Ho Chi Minh’s theoretical points on education which were founded, developed and perfected during 1954 – 1969 so as to make clearer Ho Chi Minh’s educational thoughts. Owing to collected statistics, the theme-writer has given out comments on Ho Chi Minh’s activities on educational field in the background of the North of Viet Nam, to carry on simultaneously two strategical duties: transfoming, building socialist society in the North and to be the steady rear for the frontline South, which shows his deep considerations to training and educational works during 1954 – 1969. The theme has given out basic educational views of Ho Chi Minh that not only have been become guided instructions for the training and educational works in the North during 1954 – 1969 but also to be the brocade bag for the developing educational cause of the country up to now. Lastly, the theme has set up briefly all educational achievements of the North from 1955 to 1969 under the light of Ho Chi Minh’s thoughts.
12. Practical applicability:
This theme must have become the most valued documents to serve the work of researching, propagandizing and introducing Ho Chi Minh’s educational cause and thoughts to home and foreign visitors who come to see Ho Chi Minh’s vestige in the presidential palace area where he used to live and work from 1954 to 1969.
13. Further research directions; Not yet
14. Thesis-related publications:
- Report attended scientific workshop of Ho Chi Minh’s vestige in the presidential in 2005: Being penetrated with Ho Chi Minh sayings on bringing up the next revolutionary generations
- Report attended scientific workshop of Ho Chi Minh’s vestige in the presidential in 2006: An ignorant nation is a weak one
- Research issued on Inner Document Review of Ho Chi Minh’s vestige in the presidential palace area, N0 VIII/9/2010: Ho Chi Minh with national developing cause during 1954 - 1960