Thông tin luận văn "Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá" của HVCH Nguyễn Xuân Kiên, chuyên ngành Chính sách Khoa học và Công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Xuân Kiên
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13/12/1974
4. Nơi sinh: Thọ Xuân – Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận học viên số: 1537/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 16/10/2009 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá
8. Chuyên ngành: Chính sách Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 70
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Xuân Định, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Khoa học và Công nghệ (đã nghỉ hưu).
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lí luận về nhân lực KH&CN: bao gồm các khái niệm về nhân lực KH&CN; tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực KH&CN; đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN và phạm vi nghiên cứu của đề tài về đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN thông qua đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN. Luận văn nêu những quan điểm, những yêu cầu bức xúc của việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
- Luận văn đã giới thiệu tổng quát thực trạng, xu hướng phát triển, mục tiêu, giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN cho phát triển nhân lực KH&CN tỉnh Thanh Hoá góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Bằng cách khái quát thực trạng nhân lực KH&CN, công tác đào tạo nhân lực KH&CN, đi sâu nghiên cứu chính sách đào tạo nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá, các nội dung nghiên cứu cho thấy công tác đào tạo nhân lực KH&CN tỉnh Thanh Hoá còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người học, một số chính sách đối với người học, người dạy và với các cơ sở đào tạo. Thực tế cho thấy, nếu có chính sách thích hợp sẽ khơi dậy tiềm năng của nhân lực KH&CN trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học-kĩ thuật, công nghệ mới. Đó là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
- Trên cơ sở số liệu điều tra, thống kê (với sự giúp đỡ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở KH&CN, Sở LĐTB&XH) về cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, nhân lực KH&CN trong các cơ quan quản lí nhà nước, các cơ sở đào tạo, các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp.. và sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xác định tổng cầu lao động, từ đó đề xuất dự báo tổng cầu nhân lực cần đào tạo, tổng cầu nhân lực KH&CN giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. Những số liệu dự báo, ở mức độ chính xác nhất định sẽ giúp cho các nhà quản lí và hoạch định chính sách của tỉnh Thanh Hoá xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực KH&CN của tỉnh qua từng thời kì.
- Luận văn đã đề xuất một số quan điểm về đổi mới công tác đào tạo nhân lực KH&CN về đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nhân lực KH&CN ở Thanh Hoá. Các quan điểm này xuất phát từ những quan điểm của Đảng và được cụ thể hoá bằng các mục tiêu, phương hướng, giải pháp của Chính phủ, các Bộ, Ngành và của UBND tỉnh Thanh Hoá cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh thời kì 2011-2020.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản về đổi mới chính sách đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN ở Thanh Hoá nhằm nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN Thanh Hoá thông qua đào tạo nhân lực KH&CN. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh các giải pháp về chính sách đối với người học, người dạy và với các cơ sở đào tạo của tỉnh Thanh Hoá.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, có thể nghiên cứu phát triển thành luận án về xây dựng chính sách đào tạo nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Xuan Kien
2. Sex: Male
3. Date of birth: 13/12/1974
4. Place of birth: Tho Xuan, Thanh Hoa
5. Admission decision number: 1537/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH, dated: 16/10/2009.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Studying innovation solutions about trained policies for science and technology human resource to serve economic–society development in Thanh Hoa province.
8. Major: Science and Technology Policy 9. Code: 60.34.70
10. Supervisors: Dr. Tran Xuan Dinh
11. Summary of the findings of the thesis:
This thesis has systematized the theoretical base about science and technology human resource: the defination about science and technology human resource; traning, developing human resource in science and technology and this thesis mainly studying about training and developing human resource in science and technology by renewing the training policies for science and technology human resource. Mi thesis presents some points of view, urgent requirements for increasing the quality in training science and technology human resource to serve economic-society development of Thanh Hoa province.
The thesis has introduced the general information about the current situation, the trends of development, the goals, and the solutions in order to innovate the training policies for science and technology human resources in Thanh Hoa province to serve the economic-society development of Thanh Hoa province.
By generalizing the current situation of sicence and technology human resource, the training human resource in science and technology, mi thesis has deeply studied in the policies of training human resource in science and technology in Thanh Hoa province. The studied content shows that the training human resource in science and technology in Thanh Hoa province has many insufficient because of the main reason is that the awareness of trainers, some policies for teachers, leaners, and training instututions. Actually, if there are suitable policies it will evoked potentials of science and technology human resource in training to improve the level of education, the study ability, the making use of technical-science, and new technology. It is the stable base for economic-society development of Thanh Hoa province.
Based on the statistics information (with the help of Thanh Hoa Departnebt of Planning and Investment, Thanh Hoa Department of Education and Traning, Thanh Hoa Department of Science and Technology, and Thanh Hoa Department of Labour -Disability and Social Affair) about the population structure, the labour structure, the human resource in science and technology in public sectors, in trainning instututions, science and teachnology orgnizations, and in companies, etc. and using the Cobb-Douglas production function in order to identify the total labour and propose the forecast about the total human resource need to be trained, the total human resource in science and technology in period of 2011 – 2015 and to 2020. From the forecast information, with a certain of the accuracy will help leaders and policy makers in Thanh Hoa create long-term and short-term plans in trainning and developing science and technology human resource in Thanh Hoa province in each period.
The thesis has proposed some point of views about training and training policy innovation for science and technology human resource in order to improve the quality of training and developing the human resource in science and technology in Thanh Hoa province. These opinions derived from the point of views of Vietnam Communist Party which has been specified by goals, perspective, and solutions of Vietnam Government, Ministries, and Thanh Hoa government in the economic-society development strategy in Thanh Hoa for periods of 2011 – 2020.
This thesis has also proposed some basic solutions about the innovation for training policies, developing science and technology human resource in Thanh Hoa province in order to improve the quality of science and technology human resource in Thanh Hoa province by training the science and technology human resource. Specially, solutions for policies that are applied for trainers, teachers, and training instututions of Thanh Hoa province.
12. Practical applicability, if any: The result of thesis is the reference for planning policies and directing activities about developing human resource by training science and technology human resource to serve economic-society development in Thanh Hoa province .
13. Further research directions, if any: Based on the result of the thesis, it is capable to develop this thesis by doing Ph.D thesis about building trained policies for science and technology human resource in Thanh Hoa province.
14. Thesis-related publications: None