Thông tin luận văn "Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội" của HVCH Vũ Thị Ngọc Tuyết, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Ngọc Tuyết
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/07/1986
4. Nơi sinh: Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận học viên số: 1335 Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội
8. Chuyên ngành: Tâm lí học ; Mã số: 603180
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Khanh- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐH QG Hà Nội
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Phần lí luận
- Sau khi tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi đã tổng hợp được hệ thống cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu và đưa ra được hệ thống khái niệm trong đó khái niệm về động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên là khái niệm chỉ đạo xuyên suốt luận văn.
- Cơ sở lí luận của đề tài đã chỉ ra được các mặt biểu hiện của động cơ hoạt động: Nhận thức, hành vi, cảm xúc. Ba mặt này không tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau, làm thành một thể thống nhất trong động cơ hoạt động của con người. Thông qua đó chúng tôi chỉ ra được mức độ hiện tại của động cơ hiến máu nhân đạo. Đồng thời cơ sở lí luận của đề tài cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng tới động cơ hiến máu nhân đạo: Ý thức trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội; tình cảm “thương người như thể thương thân” trong truyền thống của dân tộc; giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
Phần thực tiễn: Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng:
- Sinh viên thực hiện hành vi hiến máu nhân đạo với nhiều động cơ khác nhau nhưng động cơ vì sự sống của người bệnh đang thiếu máu trầm trọng là động cơ chủ yếu (được nhiều sinh viên lựa chọn nhất).
- Động cơ hiến máu nhân đạo thể hiện ở mặt nhận thức: Sinh viên nhận thức được Hiến máu nhân đạo có vai trò rất quan trọng đối với bản thân và đối với xã hội vì đó là một nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, nhận thức này của sinh viên còn chưa sâu sắc, chỉ đạt điểm trung bình là 2.71
- Động cơ hiến máu nhân đạo thể hiện ở mặt cảm xúc: Sinh viên có nảy sinh những cảm xúc trong quá trình hiến máu nhân đạo nhưng chưa sâu sắc, cảm xúc của sinh viên đối với hành động hiến máu nhân đạo chỉ ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 2.8.
- Động cơ hiến máu nhân đạo thể hiện mặt hành vi: Sinh viên đã có các hành vi, hoạt động cụ thể thoả mãn mong muốn hiến máu nhân đạo của mình tuy nhiên tỉ lệ sinh viên thường xuyên thực hiện các hành vi trên còn chưa cao với điểm trung bình chỉ ở mức trung bình là 2.72
- Sự tác động qua lại giữa các mặt biểu hiện của động cơ: Ba mặt biểu hiện của động cơ: nhận thức, xúc cảm, hành vi có tác động qua lại với nhau nhưng sự tác động này chưa hoan toàn thuận chiều. Đồng thời, cả ba mặt biểu hiện của động cơ hiến máu nhân đạo đều có mức độ trung bình do đó động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội nói chung chỉ đạt mức trung bình.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên. Nhưng, nhìn chung, các yếu tố giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội đã ảnh hưởng không đồng bộ đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên, trong đó tác động của giáo dục nhà trường và các phương tiện truyền thông đại chúng là yếu nhất. Điều đó chứng tỏ sự bất cập trong giáo dục nói chung hiện nay của gia đình, nhà trường, xã hội đối với hành vi hiến máu nhân đạo của sinh viên.
- Kết quả thu được ở phần nghiên cứu thực tiễn đã giúp chúng tôi chứng minh: Giả thuyết của chúng tôi đưa ra ban đầu là hoàn toàn chính xác: Động cơ thúc đẩy sinh viên hiến máu nhân đạo rất đa dạng và phong phú, trong đó động cơ chủ yếu(được nhiều sinh viên lựa chọn) nhất là vì sự sống của người bệnh đang thiếu máu trầm trọng. Tuy nhiên, mức độ hiện tại của động cơ này mới chỉ đạt mức độ trung bình nguyên nhân là do sự bất cập trong công tác giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội nói chung.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Vũ Tuấn Nam( 2007), Động cơ mua bán các chất ma tuý của nạn nhân tại trại giam Z30 cục V26 Bộ Công an, Luận văn thạc sĩ tâm lí học
Vũ Bích Hạnh( 2010), Động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên khoa Tâm lí học, trường ĐH KHXH& NV, luận văn thạc sĩ
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Vu Thi Ngoc Tuyet 2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/07/1986 4. Place of birth: Thanh Hoa
5. Admission decision number: 1335 Dated 24/10/2008
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Blood-donating motivation of student of University of Labor and Social Affairs Ha Noi
8. Major: Psychology 9. Code: 603180
10. Supervisors: Associate Professor.Dr Le Khanh- University of Social Sciences and Humanities, VNU Ha Noi
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
Theory
After researching on many reference sources, we have been sum up the theory system of the topic. Blood-donating definition is the main point of the thesis.
The theory base has cleared the dimensions of such action motivation: recognition, act and feeling. These three dimensions always impact to each other and go together to become an united of system involving in human act motivation. By the way, the recent level of blood-donating motivation are shown clearly. Besides, the theory base also presents other factor having affecting blood-donating motivation: responsibility for ourselves, population and society; “love myself as love others’ – Vietnamese traditional thinking; family, school and society education.
Real act: Our research has demonstrated as follow
Student normally donates their blood due to quite a few motivations, but patient’s life motivation is major (most of them chose this reason)
Blood-donating motivation is expressed by recognition. Student recognize that blood donation plays a very important part in both society and themselves’ live. Moreover, it is a nice action. However, this recognition is not sound enough, just accounted equal to 2.71
Blood-donating motivation is shown by feeling. Student is getting happiness by blood donating but the happiness is still small. The student’s feeling of the donating action is rated at middle level of 2.8 point.
Blood-donating motivation is expressed by act. Student has had detail actions to satisfy their wish of donating blood. Nevertheless, the number of student having such action is not too much. The mark is only at middle of 2.72 point.
The link among these motivation dimensions: Recognition, feeling and act have impacted to each other but the impact is not completely positive. Moreover, these three dimensions is rated at average grade , blood-donating motivation of student of University of Labor and Social Affairs is average as a result.
There are many factors affecting to blood-donating motivation of student. In general, family, school and social education have different impact on the student’s motivation. The weakest impact is school education and public media channel. As a result, it shows insufficient exiting in family, school, university and society regarding blood-donating act of student.
Sum up:
Our given statement is exact. Blood-donating motivation is verity, the most chosen impact is patient’s life secure. However, the motivation grade is at average due to adequate in family, school and society education.
12. Practical applicability, if any:
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
Vu Tuan Nam (2007), motivation trade in narcotics in the victim's detention v26 Z30 Ministry of Public Security Department, Master thesis in psychology
Vu Bich Hanh (2010), motivation learning achievement of students in the Psychology Department, University of Social Sciences and Humanities, Master thesis in psychology