THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Youalee SAYAXANG. 2. Giới tín: Nữ
3. Ngày sinh: 02 /04 /1991 4. Nơi sinh: Tỉnh Viêng Chăn, CHDCD, Lào
5. Quyết định công nhận học viên số: 2964/QĐ-XHNV Ngày 29 tháng12 năm 2021 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: “Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn tỉnh XiengKhouang, Lào ”
8. Chuyên ngành: xã hội học ; Mã số: 8310301.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Nhung, Khoa Xã hội học, Trường đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Các kết quả chính của luận văn bao gồm:
Luận văn đã thực hiện tìm hiểu, đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Mọc và huyện Pạch, tỉnh Xieng Khouang(Lào); đồng thời chỉ ra các nguồn lực tham gia thực hiện chính sách tại địa phương. Các phân tích đã chỉ ra rằng, chính sách đào tạo nghề tại huyện Mọc và huyện Pạch đã tiếp cận đúng đối tượng và tạo việc làm cho người lao động nông thôn.. Phần lớn người trong độ tuổi lao động đã và đang tham gia các khoá đào tạo nghề; trong đó những lĩnh vực nghề nghiệp chính người học nghề lựa chọn là nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề truyền thống. Trong quá trình học, người dân cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ chính sách, như là tài liệu học tập, học phí, hỗ trợ chỗ ở, sinh hoạt…Song, người trả lời cũng cho rằng vấn đề về thủ tục hành chính là rào cản trong quá trình tiếp cận chính sách. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có sự tham gia của các cấp chính quyền, cán bộ chính sách tại địa phương, các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp. Mỗi nhân tố giữ một vai trò nhất định nhưng luôn có sự liên kết với nhau.
Bên cạnh đó, luận văn cùng tìm hiểu nhu cầu của người lao động nông thôn trong hoạt động đào tạo nghề; trong đó, ngành nghề mà người lao động nông thôn muốn được đào tạo là nông nghiệp, chăn nuôi, kỹ thuật công nghiệp, kinh doanh. Hầu hết họ đều muốn học tại các trung tâm, trường lớp ngay tại địa phương hoặc ở các vùng lân cận. Từ đó, tác giả luận văn tìm hiểu đánh giá của người tham gia học nghề về chính sách họ được thụ hưởng hiện nay. Nhìn chung, các đối tượng tham gia đánh giá hài lòng về các chính sách đào tạo nghề đang thực hiện tại địa phương. Trên cơ sở xác nhận những điểm mạnh và hạn chế khi thực hiện chính sách và đánh giá của người học nghề, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề tại huyện Mọc và huyện Pạch tỉnh Xieng Khouang, Lào.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, luận văn cho thấy được mong muốn và thực trạng tham gia đào tạo nghề của người dân tại 2 huyện Mọc và Pạch. Đồng thời cũng chỉ ra các khó khăn người học đang gặp phải. Từ đó nắm bắt được xu hướng học nghề và có phương hướng chỉnh sửa chính sách đang triển khai tại địa phương để việc thực hiện chính sách có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sự phù hợp kiến thức và kỹ năng của trong thực tế của học viên đã tham gia chương trình đào tạo nghề ở tỉnh Xieng Khouang, Lào.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Youalee SAYAXANG 2. Sex: Female
3. Date of birth: April 02. 1991 4. Place of birth: Vientiane Capital, Lao PDR
5. Admission decision number: 2964/QĐ–XHNV, 2021 December 29th, of Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process
7. Official thesis title: Vocational training policy for rural people in Xieng Khouang province, Laos
8. Major: sociology; Code: 8310301.01
9. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Kim Nhung, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has researched and evaluated the implementation of vocational training policies for rural workers in Moc district and Pach district, Xieng Khouang province (Laos). At the same time, this thesis has pointed out the stakeholders involved in implementing local policies. As indicated in this thesis, the vocational training policies in Moc and Pach districts have reached the right target groups and created jobs for rural workers. Most people in working age groups have been participating in vocational training courses; In which, agriculture, handicrafts, and traditional occupations are the main fields chosen by trainees. During the learning process, people also receive a lot of support from policies, such as learning materials, tuition, accommodation and living support, so on. However, respondents also said that administrative procedures are a barrier in the policy approach process. The research results also show the participation of stakeholders, including authorities at all levels, local officials, vocational training establishments, and local businesses in policy implementation in Moc and Pach. Each actor plays a specific role, but they are interconnected.
Besides, the thesis explores the needs of rural workers in vocational training activities. In particular, the professional fields that rural workers prefer to be trained in are agriculture, industrial engineering, and business. Most of them desire to study at local vocational centers and schools or in surrounding areas. From there, the author of the thesis investigated the vocational training participants' assessments. Participants were generally satisfied with the vocational training policies being implemented in Moc and Pach locally. Based on identifying the strengths and limitations of implementing the vocational policies and the evaluation of vocational trainees, the author proposes several solutions to improve the effectiveness of implementing vocational training policies in the Moc and Pach districts, Xieng Khouang province, Laos.
11. Practical applicability: From the research results, the thesis shows the desire and current situation of participating in vocational training of people in Moc and Pach districts. At the same time, it also points out the difficulties learners are facing. From there, we can grasp vocational training trends and find ways to solve the difficulties learners encounter.
12. Further research directions: Research on the practical relevance of knowledge and skills of students participating in vocational training programs in Xieng Khouang province, Laos.
13. Publications: