1. Họ và tên học viên: Nguyễn Linh Chi 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/12/1996
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định kéo dài thời gian học tập số 2101/2020/QĐ-XHNV
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trầm cảm ở trẻ vị thành niên
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thy Cầm
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trầm cảm đã được coi là rối loạn tâm lý của xã hội hiện đại, với tỉ lệ cá nhân được chẩn đoán trầm cảm ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở nhóm tuổi vị thành niên. Trong các tiếp cận trị liệu cho trẻ vị thành niên có trầm cảm, can thiệp tâm lý là một phương pháp được nhiều tổ chức y tế trên thế giới thừa nhận và ưu tiên sử dụng.
Nghiên cứu này sử dụng tiếp cận trị liệu nhận thức – hành vi, một trong các tiếp cận trị liệu được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ trẻ vị thành niên có trầm cảm, tích hợp với hình thức trị liệu trực tuyến (chủ yếu là trị liệu dựa trên tin nhắn – text-based therapy), để can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có trầm cảm.
Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp đánh giá để đưa ra được bức tranh lâm sàng của một trẻ vị thành niên có trầm cảm, lý giải các khó khăn tâm lý ở trẻ theo các lý thuyết tâm lý học. Các vấn đề lớn nhất thân chủ đang phải đối mặt là khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ tích cực, có các niềm tin tiêu cực về bản thân với xu hướng đổ lỗi cho bản thân, suy giảm khả năng tập trung làm ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Các kỹ thuật trị liệu thuộc tiếp cận nhận thức – hành vi bao gồm kích hoạt hành vi, giáo dục tâm lý, nhận diện suy nghĩ tiêu cực tự động, giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề được áp dụng và cho thấy mức độ hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở thân chủ. Sau quá trình can thiệp, thân chủ đã có thể bước đầu thiết lập mối quan hệ bạn bè với các bạn trong lớp, cải thiện khả năng tập trung, cải thiện hứng thú với các hoạt động lành mạnh và tái cấu trúc nhận thức về bản thân.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn cung cấp thêm một bằng chứng cho hiệu quả của việc ứng dụng tiếp cận trị liệu nhận – thức hành vi nói chung và cho các trường hợp trầm cảm ở trẻ vị thành niên nói riêng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến cho hình thức trị liệu trực tuyến được chú ý hơn bao giờ hết, nghiên cứu này giúp nhìn nhận các lợi thế, hạn chế và những điểm có thể cải thiện và phát huy ở hình thức trị liệu này.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Linh Chi 2. Sex: Female
3. Date of birth: December 29th, 1996
4. Place of birth: Hanoi
5. Decision of student recognition No: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, October 24th 2018 of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training course: Decision to extend training period No. 2102/2020/QĐ-XHNV
7. Official thesis title: Psychological intervention in a case of adolescent depression
8. Major: Clinical psychology Code: 8310401.02
9. Supervisors: Dr. Vu Thy Cam
10. Summary of the thesis’s findings:
Depression has been considered as a disorder of modern society, with an increasing rate of individuals diagnosed with depression, especially among adolescents. In therapeutic approaches for adolescents with depression, psychological intervention is a method recognized and preferred by many health organizations around the world.
This study adopts the cognitive-behavioral approach, one of the most well-established and effective therapeutic approaches according to research, in combination with the use of online therapy (primarily text-based therapy), to support an adolescent with depression.
The study applied psychological assessments to give a clinical picture of a depressed adolescent and provided an explanation of the child's psychological difficulties through the view of different psychological theories. The biggest problems the client is facing are difficulties in establishing positive relationships, having negative/false beliefs about herselves (with a self-blaming tendency), and an impaired concentration ability with poor academic performance.
Cognitive-behavioral therapy techniques include behavioral activation, psychoeducation, automatic negative thought recognition, problem-solving skills training. These techniques are shown to be effective in reducing depressive symptoms in the client. After the intervention, the client was able to initially establish friendships with classmates, improve concentration, improve interest in healthy activities, and have less negative beliefs about herself.
11. Practical implication
The thesis provides additional evidence for the effectiveness of the application of cognitive-behavioral therapy in general and for adolescence depression in particular.
In addition, in the context of the COVID-19 pandemic that has made online therapy more noticeable than ever, this study helps to point out the advantages, limitations of this form of therapy and how we can improve it.
12. Further research directions: No
13. Thesis-related publications: No