1. Họ và tên học viên: Lê Hương Giang 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/01/1995
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Học viện đã xin kéo dài thời gian học tập cao học.
Quyết định số: 3542/QĐ-XHNV Ngày 28/11/2022 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thời gian kéo dài: từ 25/12/2022 đến 24/06/2023
7. Tên đề tài luận văn: “Can thiệp một trường hợp có triệu chứng trầm cảm bằng liệu pháp chấp nhận và cam kết”
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng; Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Đơn vị công tác tại Khoa Tâm lý học, game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, học viên (HV) đã xây dựng cơ sở lí luận để làm rõ các khái niệm về rối loạn trầm cảm (RLTC), liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT). Đồng thời, HV hệ thống hóa các nghiên cứu về thực trạng người trưởng thành mắc RLTC, ứng dụng ACT vào trị liệu cho người trưởng thành mắc RLTC trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, HV trình bày những thông tin cơ bản về ACT – một liệu pháp chưa được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam, bao gồm: nguồn gốc ra đời, quan điểm trị liệu, quan điểm về con đường dẫn tới RLTC và phương pháp trị liệu.
Thứ hai, HV thực hiện can thiệp một trường hợp người trưởng thành mắc RLTC bằng ACT. Sau 10 phiên trị liệu, các triệu chứng RLTC ở thân chủ thoái lui, độ linh hoạt tâm lý tăng lên. Sự tiến triển này được thể hiện qua các đánh giá định lượng (thang đo mức độ trầm cảm Beck, thang đo mức độ chấp nhận AAQ-II, thang đo mức độ chánh niệm FFMQ-V) và định tính (DSM-V, 6 quá trình cốt lõi của ACT), thực hiện trước và sau khi trị liệu. Thân chủ đã đáp ứng tốt với các kỹ thuật/ bài tập/ ẩn dụ của ACT trong quá trình can thiệp và dễ dàng ứng dụng vào tự trị liệu sau quá trình can thiệp. Kết quả trên củng cố cho nhận định ACT có hiệu quả trong trị liệu RLTC cho người trưởng thành.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn đã cung cấp góc nhìn về hiệu quả của ACT đối với can thiệp một trường hợp người trưởng thành Việt Nam mắc RLTC, từ đó làm tiền đề mở rộng ứng dụng liệu pháp này vào can thiệp RLTC ở Việt Nam. Trong phần khuyến nghị, HV đã trình bày ưu và nhược điểm khi áp dụng liệu pháp này trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, làm gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
HV dự kiến tiếp tục ứng dụng ACT vào can thiệp cho các thân chủ mắc RLTC để đánh giá kĩ hơn ưu nhược điểm của liệu pháp này khi ứng dụng vào bối cảnh văn hóa Việt Nam. Từ đó, HV sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục nhược điểm như sáng tạo ra kỹ thuật/ bài tập/ ẩn dụ mới dựa trên lí thuyết nền tảng của ACT.
HV dự kiến ứng dụng ACT vào can thiệp trường hợp người trưởng thành có rối loạn lo âu để đánh giá hiệu quả của liệu pháp với rối loạn này.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le Huong Giang 2. Sex: Female
3. Date of birth: January 26, 1995
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV December 24, 2020 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process:
I applied for an extension of the graduate study period.
Decision number: 3542/QĐ-XHNV November 28, 2022 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
Extended period: from December 25, 2022 to June 24, 2023
7. Official thesis title: “Acceptance and Commitment Therapy Based Intervention for Depressive Symptoms”
8. Major: Clinical Psychology; Code: 8310401.02
9. Supervisors: Associate professor PhD Nguyen Thi Minh Hang
Working unit at Faculty of Psychology- University of Social Sciences and Humanities- Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
Firstly, I built a theoretical basis to clarify the concept of depressive disorder the concept of acceptance and commitment therapy). Simultaneously, I systematized studies on the status of adults with depressive disorder, then applied acceptance and commitment to therapy for adults with depressive disorder in the world and in Vietnam in recent years. In addition, I presented basic information about acceptance and commitment - a therapy that has not been widely applied in Vietnam, including: its origin, therapeutic perspectives, viewpoints on the path to depressive disorder and treatment methods.
Second, I performed an intervention in an adult case with depressive disorder by using acceptance and commitment. After 10 sessions of therapy, the client's depressive disorder symptoms subsided, and psychological flexibility increased. This progression was demonstrated through quantitative (Beck depression scale, AAQ-II acceptance scale, FFMQ-V mindfulness scale) and qualitative (DSM-V, 6 core acceptance and commitment processes), performed before and after therapy. The client responded well to the acceptance and commitment techniques/exercises/metaphors during the process of intervention and easily applied to self-therapy after the intervention. The above results reinforce the conclusion that acceptance and commitment is effective in the treatment of depressive disorder in adults.
11. Practical applicability, if any:
The thesis has provided a perspective on the effectiveness of acceptance and commitment for intervention in a case of Vietnamese adults with depressive disorder, thereby serving as a premise to expand the application of this therapy to intervention in Vietnam. In the recommendations section, I presented the advantages and disadvantages of applying this therapy in the Vietnamese cultural context as suggestions for further research.
12. Further research directions, if any:
I plan to continue to apply acceptance and commitment in interventions for clients with depressive disorder to better assess the advantages and disadvantages of this therapy when applying to the Vietnamese cultural context. From there, I will propose solutions to overcome weaknesses such as creating new techniques/exercises/metaphors based on the foundational theory of acceptance and commitment.
I intend to apply acceptance and commitment to the intervention of adults with anxiety disorders to evaluate the effectiveness of therapy with this disorder.
13. Thesis-related publications: None.