Ngôn ngữ
Tên tác giả: Phạm Đức Cường.
Tên luận án: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Ngành khoa học của luận án: Văn học.
Chuyên ngành: Lý luận văn học. Mã số: 62 22 01 20.
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: game đánh chắn online đổi thưởng - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích: Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945, từ đó đánh giá rõ hơn về quan niệm thẩm mĩ, đặc điểm tư duy nghệ thuật của cả một thời đại sáng tác nói chung, của các nhà thơ nói riêng. Đồng thời, thấy được vai trò của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của đội ngũ tác giả trong một chặng đường sôi động, nhiều thành tựu của thơ ca Việt Nam.
Nhận thức rõ ràng hơn, đánh giá khách quan những đóng góp độc đáo, sáng tạo của các tác giả trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Qua đó, đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về hai trào lưu thơ trong giai đoạn: thơ ca lãng mạn và thơ ca cách mạng.
1.2. Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ lãng mạn và thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp lịch sử - xã hội
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
3.1.1. Luận án đã tiến hành nghiên cứu, trình bày những khung lý thuyết cơ bản về vấn đề biểu tượng, biểu tượng nghệ thuật.
3.1.2. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, Luận án đưa ra những nhận định về nguồn gốc sinh thành các biểu tượng trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Trong đó, chú trọng phân tích nguồn gốc xã hội và sự khác biệt về nguồn gốc tâm lý, quan niệm thẩm mĩ trong quá trình sinh thành các hệ biểu tượng trong thơ ca lãng mạng (Thơ mới) và thơ ca cách mạng.
3.1.3. Luận án đã tiến hành khảo sát, trình bày, phân tích và đánh giá các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong Thơ mới 1932-1945, các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ cách mạng 1930-1945 (thông qua các tác giả tiêu biểu).
3.1.4. Kết quả nghiên cứu của Luận án đã làm sáng rõ giá trị của các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945, khẳng định giá trị tư tưởng, thẩm mĩ, tài năng sáng tạo độc đáo của các nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này.
3.2. Kết luận
3.2.1. Biểu tượng cổ xưa như ý thức của loài người và đồng hành cùng những biến thiên, thăng trầm trong lịch sử nhân loại. Mã văn hóa được ghim trong biểu tượng rất đậm nét, nhiều tầng, nhiều lớp. Hiểu được ý nghĩa của biểu tượng, có nghĩa là hiểu được hệ giá trị văn hóa của cả một dân tộc, của một thời đại sản sinh ra biểu tượng.
3.2.2. Mỗi dân tộc, mỗi thời đại lại có những hệ biểu tượng nghệ thuật riêng. Khám phá và giải mã nguồn gốc sinh thành cũng như sự xuất hiện của các biểu tượng nghệ thuật trong thơ thật sự là một phương thức thú vị, chứa đầy mĩ cảm đối với những ai muốn đi đến tận cùng giá trị của một nền văn hóa của dân tộc, của tư tưởng, thẩm mĩ nhà thơ.
3.2.3. Trong dòng chảy Thơ mới, xuất hiện nhiều tác giả tiêu biểu, với phong cách cá nhân độc đáo, đầy màu sắc sáng tạo. Để ghi dấu ấn và đặt “mã vạch” cho riêng mình trong thế giới nghệ thuật thơ, mỗi nhà thơ đều xây dựng cho mình những biểu tượng và hệ thống biểu tượng phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tác động mạnh mẽ vào cảm nhận của bạn đọc: linh hồn, máu, trăng, cánh bướm, giấc mộng, mùa xuân,…
3.2.4. Thơ ca cách mạng vừa là tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động, vừa mang “tính Đảng” sâu sắc. Bên cạnh việc giới thiệu cho thi đàn văn học những nhà thơ, nhà chiến sĩ tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng, Trần Huy Liệu, Đặng Xuân Thiều, Nguyễn Ngọc Tỉnh.. thì cũng đã xây dựng được những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu, như: con đường, ngọn cờ, máu, mặt trời, ánh sáng, mùa xuân,…
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Phạm Đức Cường.
Thesis title: Typical artistic symbols in Vietnamese poetry in the 1930-1945 period.
Scientific branch of the thesis: Literature.
Major: Literary theory Code: 62 22 01 20.
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, VNU, Hanoi.
1. Thesis purpose and objectives
1.1 Thesis purpose: The thesis aims at studying systematically and comprehensively the typical artistic symbols in Vietnamese poetry from 1930 to 1945. Thereby, it helps to better assess the aesthetic conceptions, artistic thinking characteristics of an entire composing era in general and poets in particular. Concurrently, the role of the artistic symbol system is obviously seen in contributing to unique style of the authors in a vibrant period with many achievements of Vietnamese poetry.
Moreover, we are clearly aware of the exclusive and creative contributions of the authors of Vietnamese poetry during the 1930-1945 period. Hence, we have thorough evaluations of the two poetry movements in the period, romantic poetry and revolutionary poetry included.
1.2. Research objects: Typical artistic symbols in Vietnamese romantic and revolutionary poetry in the 1930-1945 period.
2. Research methods
- Systematic approach
- Statistical classification method
- Analysis and synthesis method
- Comparative approach
- Interdisciplinary research
- Socio-historical approach
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
3.1.1. The thesis has conducted research and presented the basic theoretical frameworks for symbolism and artistic symbols.
3.1.2. On the basis of research and analysis, the thesis has made some remarks about the origin of the symbols presented in Vietnamese poetry in the period 1930-1945, which has focused on analyzing social origins and differences in psychological roots, the aesthetic conceptions in the process of the birth of symbolic systems in romantic poetry (New poetry) and revolutionary poetry.
3.1.3. The thesis has surveyed, presented, analyzed and evaluated the typical artistic symbols in New poetry from 1932 to 1945 as well as in revolutionary poetry in the 1930-1945 period (through representative authors).
3.1.4. The results of the thesis have clarified the values of typical artistic symbols in Vietnamese poetry between 1930 and 1945, which helps to confirm the unique ideological, aesthetic and creative values of typical poets in this period.
3.2. Conclusions
3.2.1. Symbols dated back to the time humans had consciousness. They have accompanied with the alternations, ups and downs in human history. Cultural codes pinned in symbols are very bold, multi-layered and multi-meaning. Understanding the meanings of symbols is comprehending the cultural value system of an entire nation, and an era producing the symbols.
3.2.2. Each nation, each era has its own art symbols. Discovering and interpreting the origin as well as the appearance of these symbols in poetry is really an interesting and aesthetic approach for those who want to completely explore value of a national culture, of ideology and artistic taste of the poets.
3.2.3. In the New poetry flow, there appeared many typical authors with distinctive and imaginative styles. To mark and set their own “bar code” in the world of poetry, each poet built his own symbols and symbolic system which were diverse, artistic, and had strong impact into readers’ perceptions: soul, blood, moon, butterfly, dream, spring, and so on.
3.2.4. Revolutionary poetry is not only a voice of the working people but also of a profound “Party”. Besides introducing such representative poets and soldiers as Ho Chi Minh, To Huu, Song Hong, Tran Huy Lieu, Dang Xuan Thieu, Nguyen Ngoc Tinh, it built a system of typical artistic symbols, for instance road, flag, blood, sun, light, spring, so on and so forth.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn