Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLV: Du lịch biển Thanh Hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (nghiên cứu hành vi của các bên liên quan).

Thứ ba - 27/06/2023 22:47
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Hải                        2. Giới tính: Nan
3. Ngày sinh: 28/09/1982                                                   4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1806/QĐ-XHNV ngày 29/6/2018 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Gia hạn thời gian nghiên cứu đến 30/07/2023.
7. Tên đề tài luận án: Du lịch biển Thanh Hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (nghiên cứu hành vi của các bên liên quan).
8. Chuyên ngành: Du lịch                                   9. Mã số: 981010.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đức Thanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến du lịch biển Thanh Hóa và hành vi của các bên liên quan trước tác động của BĐKH. Từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát triển du lịch biển Thanh Hóa bền vững trong bối cảnh BĐKH
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những hiểu biết, nhận thức về tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch biển ở Thanh Hóa trong hiện tại, tương lai và hành vi của các bên liên quan trước tác động của BĐKH nhằm phát triển du lịch biển Thanh Hóa theo hướng bền vững.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án được thực hiện kết hợp các phương pháp chính như sau:
- Các kết quả chính
            Thứ nhất, luận án đã điều chỉnh, mở rộng từ các mô hình nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là mô hình thuyết hành hành động hợp lý (TRA), thuyết bộ ba cốt lõi bền vững (TPL) và thuyết các bên liên quan để khám phá hiểu biết và hành vi ứng phó với BĐKH của các bên liên quan phù hợp với hoàn cảnh phát triển du lịch biển ở Thanh Hóa nói riêng, ở Việt Nam nói chung.
Thứ hai, Kiểm định thành phần đo lường của Wei, J., Hansen, A., Zhang, Y., Li, H., Liu, Q., Sun, Y., & Bi, P. (2014) từ góc độ du lịch biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các biến đo lường này được áp dụng để xác định hiểu biết và hành vi của các bên liên quan ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch biển bền vững ở Thanh Hóa.
Thứ ba, Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng tác động biến đổi khí hậu đến du lịch biển Thanh Hoá. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học phù hợp, luận án tập trung xử lý và phân tích 852 phiếu khảo sát thu được để đánh giá về những hiểu biết về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch biển Thanh Hoá và hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan.
 - Đóng góp mới của luận án
+ Về mặt lý luận:
Thứ nhất, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam thực hiện nghiên cứu về Du lịch biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu đặc biệt là nghiên cứu hành vi của các bên liên quan tại các điểm đến du lịch biển. Luận án đã nhận diện được thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch biển và dự đoán được các tác động đó trong tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu. Ngoài ra, luận án đã định được hành vi của các bên liên quan đến biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch biển. Kết quả này có thể hữu ích cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề hành vi của các bên liên quan tại các địa phương có dự án phát triển du lịch biển. Ngoài ra, luận án đã bổ sung và phát triển thang đo tác động, hiểu biết và hành vi giữa các bên liên quan tham gia vào phát triển du lịch biển. Các thành phần này có thể được kế thừa và sử dụng cho các nghiên cứu sau này về chủ đề hành vi của các bên liên quan trong phát triển du lịch biển.
Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng tác động biến đổi khí hậu đến du lịch biển Thanh Hoá. Kết quả này có thể hữu ích cho các cơ quan chức năng tại các điển du lịch biển Thanh Hoá trong việc đưa ra các chinh sách và kế hoạch thích ứng, giảm nhẹ tác động của BĐKH để phát triển du lịch biển ở Thanh Hóa một cách bền vững
+ Ý nghĩa về thực tiễn:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách về phát triển du lịch biển ở Thanh Hóa nói riêng và các điểm khác ở Việt Nam có điều kiện tương đồng đề ra các chính sách, các giải pháp phát triển du lịch biển cách bền vững.
Thứ hai, luận án hoàn thành đóng góp cho việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Luận án là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý du lịch, cho các quản trị doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, đồng thời cũng giúp các cơ quan quản lý du lịch có những chính sách, biện pháp để quản lý và nâng cao nhận thức của khách du lịch trong vấn đề phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch.
Thứ ba, luận án đã tổng quan khá rõ các công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các tác động giữa biến đổi khí hậu và phát triển du lịch, bao gồm cả các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam và du lịch Thanh Hoá. Phương pháp tổng quan khoa học và hệ thống, chỉ rõ những khoảng trống bỏ ngỏ cần nghiên cứu, qua đó cho thấy đề tài luận án vẫn cần thiết được nghiên cứu.
Thứ tư, luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng tác động biến đổi khí hậu đến du lịch biển Thanh Hoá. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học phù hợp, luận án tập trung xử lý và phân tích 852 phiếu khảo sát thu được để đánh giá về những hiểu biết về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch biển Thanh Hoá.
Thứ năm, luận án đã đưa ra một số hàm ý và đề xuất hướng nghiên cứu cho các bên liên quan. Những khuyến nghị là phù hợp với thực tiễn trong điều kiện hiện nay và có tính khả thi.
- Kết luận
+ Kết quả nghiên cứu khẳng định: Biến đổi khí hậu có thể tác động đến bất kỳ điểm du lịch biển nào. Tác động của biến đổi khí hậu có thể biểu hiện trên cả biển và các vùng đất liền gần bờ biển. Tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch biển có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hoạt động du lịch cụ thể và từng điểm đến
+ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hành vi giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH của các bên liên quan góp phần tích cực cho việc phát triển du lịch biển bền vững. Điều này cho thấy các bên liên quan có nhận thức khá tốt về bản chất và những tác động của BĐKH. Các bên liên quan có hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Khi các bên liên quan có hiểu biết cao về tác động của BĐKH, họ sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm tác động môi trường và thích ứng với những thay đổi để hướng tới việc phát triển du lịch biển bền vững. Trên cơ sở đó,  Luận án đã luận giải được những hàm ý chính sách nhằm góp phần phát triển du lịch biển bền vững ở Thanh Hóa nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
  • Nghiên cứu chi tiết hơn về tác động của BĐKH đến du lịch biển ở từng khu vực cụ thể trong tỉnh Thanh Hóa.
  • Nghiên cứu về tác động của BĐKH đến các hoạt động du lịch khác ngoài các hoạt động trên biển như du lịch văn hóa, ẩm thực và sinh thái.
  • Nghiên cứu về các chiến lược quản lý và phát triển du lịch bền vững để giảm thiểu tác động của BĐKH đến du lịch biển Thanh Hóa.
  • Nghiên cứu về các biện pháp ứng phó của các bên liên quan trong phát triển du lịch biển, bao gồm cả các biện pháp phòng chống và chuyển đổi để thích nghi với BDKH.
  • Nghiên cứu về nhận thức, thái độ và hành vi của khách du lịch về BDKH
  • Nghiên cứu về hành vi du khách trong việc sử dụng các dịch vụ du lịch biển, bao gồm cách tiêu dùng nước, điện, vật liệu và các sản phẩm khác trong bối cảnh BĐKH
  • Nghiên cứu về hành vi của nhà quản lý du lịch, bao gồm các biện pháp quản lý môi trường, kế hoạch phát triển du lịch bền vững, quản lý nguồn lực và bảo vệ các sinh vật biển và đất đai trong bối cảnh BĐKH
  • Nghiên cứu về hành vi của cộng đồng địa phương, bao gồm sự tham gia của họ trong quản lý và phát triển du lịch biển, sự đóng góp vào kinh tế địa phương và bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh BĐKH
  • Nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp du lịch, bao gồm cách quản lý tài nguyên và môi trường, các chính sách bảo vệ môi trường và cách thức tiếp cận với khách hàng trong bối cảnh BĐKH

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  1. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2020), “Sam Son marine tourism adaptation to climate change”, the 2nd TOURIST conference in Bangkok and hosted by the Faculty of Business Administration, Kasetsart University, Bangkok. ISBN (e-Book) 978-616-278-573-3. pp.213-225.
  2. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2021), “Một số giải pháp phát triển du lịch biển Thanh Hóa ứng phó với biến đổi khí hậu”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr. 434-446.
  3. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trần Đức Thanh (2021), “Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của phụ nữ tại khu du lịch biển Hải Tiến”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr. 542-551.
  4. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2021), “Climate Change affecting the marine tourism industry in Thanh Hoa province”, TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development.ISBN: 978-604-80-5756-5. pp. 908-918.
  5. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2021), “Women’s vulnerability to climate change in tourism industry in coastal areas of Thanh Hoa province”, Vietnam Women’s Academy in collaboration with The United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women, UNWOMEN) and NAFOSTED is organizing an International Conference on Women Entrepreneurship and Innovation in the Post-Covid 19 Era.  ISBN: 978-604-343-264-0. pp. 135-148.
           
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
  1. Full name: Nguyen Xuan Hai
  2. Sex: Male
  3. Date of birth: 28/09/1982
  4. Place of birth: Thanh Hoa
  5. Admission decision number 1806/QĐ-XHNV dated 29/6/2018 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
  6. Changes in academic process: Extended study time to 30/07/2023.
  7. Official thesis title: Thanh Hoa marine tourism in the context of climate change (research on the behavior of stakeholders)
  8. Major: Tourism
  9. Code: 9810101.01
  10. Supervisor:  Assoc. Prof. Tran Duc Thanh
  11. Summary of the new findings of the thesis
- Research objectives: The thesis aims to investigate the consequences of climate change on tourism at Thanh Hoa marine as well as stakeholder behavior prior to these effects. Then, in light of climate change, provide policy implications for the sustainable growth of Thanh Hoa marine tourism.
- Research subject: The object of the research is the knowledge and perceptions of stakeholders about the impact of climate change on marine tourism activities in Thanh Hoa in the present and in the future and as well as stakeholder behavior in the face of climate change impacts in order to enhance Thanh Hoa marine tourism in a sustainable manner.
- Research methods: This study applies the following main methods:
  • Method of collecting secondary data
  • Bibliometric research methods - Field research methods
  • Focus group discussion technique
  • Expert assistance
  • Questionnaire technique
  • Structural equation modeling method (Structural Equation ModelSEM)
-  The main results:
Firstly, the thesis has been enlarged and updated to account for climate change, particularly the theory of rational action (TRA) and the theory of sustainable core trinity (TPL). Using stakeholder theory to investigate how stakeholders perceive and act in response to climate change in light of the circumstances surrounding the growth of marine tourism in Thanh Hoa in particular and Vietnam in general.
Secondly, test the measurement component of Wei, J., Hansen, A., Zhang, Y., Li, H., Liu, Q., Sun, Y., & Bi, P. (2014) from an angle marine tourism in the context of climate change. These measures are applied to determine the knowledge and behavior of stakeholders to respond to climate change in sustainable marine tourism development in Thanh Hoa.
Thirdly, the thesis has examined and evaluated the current state of climate change impacts on Thanh Hoa sea tourism. The thesis focuses on processing and evaluating 852 gathered questionnaires to measure understanding of climate change, as well as the influence of climate change on Thanh Hoa marine tourism, using appropriate methods of in-depth interviews and sociological investigations.
-  Thesis new contributions
+ Theoretical significance:
Firstly, this is one of the first studies in Vietnam to conduct research on marine tourism in the context of climate change, especially studying the behavior of stakeholders in marine tourism destinations. The thesis has identified the current status of impacts of climate change on marine tourism activities and predicted those impacts in the future under the climate change scenario. In addition, the thesis has determined the behavior of parties related to climate change in marine tourism development. This result may be useful for future studies on the topic of stakeholder behavior in localities with marine tourism development projects. In addition, the thesis has supplemented and developed the scale of impact, understanding and behavior among stakeholders involved in marine tourism development. These components can be inherited and used for future studies on the topic of stakeholder behavior in marine tourism development.
Secondly, the thesis has analyzed and evaluated the actual situation of climate change impacts on Thanh Hoa marine tourism. The authorities in charge of developing policies and plans to adapt to and mitigate the effects of climate change in order to expand marine tourism in Thanh Hoa in a sustainable manner one day may find this result valuable.
+ Practical significance:
Firstly, the research results provide policy makers on the development of marine tourism in Thanh Hoa in particular and other places in Vietnam with similar conditions to set forth policies and solutions for the development of marine tourism sustainable.
Secondly, the completed thesis contributes to improving the quality of teaching and scientific research. The thesis is a good reference for tourism management agencies, for tourism business administrators and local communities, and also helps tourism management agencies to have policies and measures to management and raising awareness of tourists in the issue of sustainable tourism development at tourist destinations.
Third, the thesis has quite clearly overviewed domestic and foreign works that have studied climate change and the impacts between climate change and tourism development, including studies on climate change. post in Vietnam and Thanh Hoa tourism. The method of scientific and systematic review, clearly indicates the open gaps that need to be studied, thereby showing that the thesis topic is still needed to be researched.
Fourthly, the thesis has analyzed and evaluated the actual situation of climate change impacts on Thanh Hoa marine tourism. On the basis of using appropriate methods of in-depth interviews and sociological investigations, the thesis focuses on processing and analyzing 852 collected questionnaires to assess the understanding of climate change, the impact of of climate change on Thanh Hoa marine tourism.
Fifthly, the thesis has given some implications and suggested research directions for stakeholders. The recommendations are consistent with current practice and feasible.
- Conclusions:
+ Research results confirm: Climate change can affect any marine tourism destination. The effects of climate change can manifest in both the sea and inland areas near the coast. The impact of climate change on marine tourism can be positive or negative depending on many factors, including the specific tourism activity and each destination.
+ Research results also show that climate change mitigation and adaptation behavior of stakeholders positively contributes to sustainable marine tourism development. This shows that stakeholders have a fairly good awareness of the nature and impacts of climate change. Stakeholders' understanding of the impacts of climate change is an important factor in promoting climate change mitigation and adaptation behaviour. When stakeholders have a high understanding of the impacts of climate change, they will realize the importance of taking measures to reduce environmental impacts and adapting to changes towards tourism development sustainable marine. On that basis, the thesis has explained the policy implications to contribute to the development of sustainable marine tourism in Thanh Hoa in particular and in Vietnam in general.
  1. Further research directions
- Research in more detail on the impact of climate change on marine tourism in each specific area in Thanh Hoa province.
- Research on the effects of climate change on tourism activities other than maritime tourism, such as cultural, culinary, and ecological tourism.
- Research on sustainable tourism development and management strategies to minimize impacts of climate change on Thanh Hoa marine tourism.
- Research on strategies to react to stakeholders in the development of maritime tourism, including prevention and transformation measures to adapt to climate change.
- Research on tourists' perceptions, attitudes, and actions toward BDKH
- Research on tourist behavior in the usage of maritime tourism services, including how to consume water, electricity, materials, and other items in the context of climate change..
- Research on tourism managers' behavior, including environmental management measures, sustainable tourist development plans, resource management, and the protection of land and marine organisms in the face of climate change.
- Research on local community behavior, including engagement in maritime tourism development and management, contribution to the local economy, and protection of natural resources and the environment in the context of climate change.
- Research on tourism business behavior, including how to manage resources and the environment, environmental protection legislation, and how to engage customers in the face of climate change.
  1. Thesis-related publications
1. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2020), “Sam Son marine tourism adaptation to climate change”, the 2nd TOURIST conference in Bangkok and hosted by the Faculty of Business Administration, Kasetsart University, Bangkok. ISBN (e-Book) 978-616-278-573-3. pp.213-225.
2. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2021), “Some solutions to develop Thanh Hoa marine tourism in response to climate change”, Proceedings of the scientific conference on Climate Change and Sustainable Development, Faculty of Interdisciplinary Sciences, Vietnam National University, Hanoi. P. 434-446.
3. Nguyen Xuan Hai, Nguyen Thi Ngoc Ha, Tran Duc Thanh (2021), “Assessment of women's vulnerability and ability to respond to climate change at Hai Tien marine resort”, Proceedings of the scientific conference on Climate Change and Sustainable Development, Faculty of Interdisciplinary Sciences, Vietnam National University, Hanoi. P. 542-551.
4. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2021), “Climate Change affecting the marine tourism industry in Thanh Hoa province”, TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development.ISBN: 978-604-80-5756-5. pp. 908-918.
5. Nguyen Xuan Hai, Tran Duc Thanh (2021), “Women’s vulnerability to climate change in tourism industry in coastal areas of Thanh Hoa province”, Vietnam Women’s Academy in collaboration with The United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women, UNWOMEN) and NAFOSTED is organizing an International Conference on Women Entrepreneurship and Innovation in the Post-Covid 19 Era.  ISBN: 978-604-343-264-0. pp. 135-148.
 

Tác giả: game đánh chắn online đổi thưởng Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây