Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Vốn văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Thứ hai - 17/07/2023 23:48
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Minh Hào       2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/08/1986                                       4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: QH-2016-X.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Vốn văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
8. Chuyên ngành: Nhân học              9. Mã số: 62 31 03 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:       PGS.TS Vương Xuân Tình
                                                               PGS.TS Nguyễn Trường Giang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là cung cấp hệ thống thông tin tư liệu và lập luận về sự hình thành nền kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; xác định vốn văn hóa và vai trò của vốn văn hóa với sự phát triển kinh tế thị trường của người Dao; và phân tích quá trình người Dao vận dụng vốn văn hóa vào phát triển kinh tế thị trường ở một số lĩnh vực cụ thể như thị trường hương liệu và dược liệu, thị trường thổ cẩm và du lịch cộng đồng.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa và sự vận dụng vốn văn hóa vào các hoạt động kinh tế thị trường trên một số lĩnh vực cụ thể như thương mại hương liệu, thương mại dược liệu, phát triển thị trường thổ cẩm và du lịch cộng đồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: ngoài các phương pháp chung như phân tích, tổng hợp, so sánh và các phương pháp định lượng, tác giả tập trung vào phương pháp điền dã dân tộc học-nhân học, trong đó chủ yếu sử dụng các công cụ chính là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát tham gia.
4. Các kết quả chính, đóng góp mới của luận án và kết luận 
4.1. Các kết quả chính
- Thứ nhất, luận án đã trình bày một cách có hệ thống về một số hoạt động kinh tế thị trường quan trọng của người Dao ở Sa Pa, trong đó tập trung vào các lĩnh vực quan trọng là phát triển kinh tế dược liệu, mạng lưới thảo quả, du lịch cộng đồng hay thương mại thổ cẩm mang những nét đặc trưng về văn hoá tộc người.
- Thứ hai, luận án đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa nguồn lực văn hoá và phát triển kinh tế thị trường của người Dao ở Sa Pa. Đến nay, vai trò của nguồn lực văn hoá trong phát triển kinh tế đã được nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên trong luận án này, văn hoá được phân tích là một loại vốn. Việc phân tích vai trò của vốn văn hoá và các cách thức mà người Dao vận dụng vốn văn hoá vào phát triển kinh tế thị trường là một nội dung còn mới mẻ và thể hiện được một góc nhìn khác để hiểu hơn về mối quan hệ này. Trên phương diện đó, luận án đã phân tích được một cách sâu sắc về vốn văn hoá trong phát triển kinh tế thị trường của người Dao.
- Thứ ba, luận án đã trình bày một cách có hệ thống về quá trình vận dụng vốn văn hóa vào phát triển kinh tế thị trường của người Dao ở Sa Pa trên bốn lĩnh vực quan trọng. Một là, luận án phân tích vai trò của vốn văn hoá trong phát triển thị trường thương mại thảo quả của người Dao ở Sa Pa. Hai là, luận án phân tích vai trò của vốn văn hoá trong phát triển mạng lưới thương mại thuốc tắm của người Dao ở Sa Pa. Ba là, luận án phân tích vai trò của vốn văn hoá trong phát triển mạng lưới thương mại thổ cẩm. Bốn là, luận án phân tích vai trò của vốn văn hoá vào phát triển du lịch cộng đồng của người Dao ở Sa Pa.
- Thứ tư, về phương pháp luận, luận án đã mở rộng thêm về khái niệm vốn văn hoá và khung phân tích vốn văn hoá. Đó là sự mở rộng khái niệm vốn văn hoá theo cách hiểu khác để vận dụng vào đối tượng nghiên cứu cụ thể của mình, từ đó tạo ra khung phân tích hợp lý hơn trong quá trình nghiên cứu. Tiếp cận vốn văn hoá, về góc độ nào đó có giá trị to lớn trong phân tích mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế.
4.2. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã trình bày một cách có hệ thống về lịch sử hình thành, quá trình phát triển từ kinh tế hàng hóa đến kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, luận án phân tích vai trò của vốn văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường và quá trình vận dụng vốn văn hóa vào phát triển kinh tế thị trường trong một số lĩnh vực như thị trường hương liệu, dược liệu, thương mại thổ cẩm và du lịch cộng đồng.
Luận án đã vận dụng một lý thuyết còn mới mẻ trong nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam, đó là lý thuyết về vốn văn hóa. Từ lý thuyết này, tác giả luận án đã xây dựng được một khung phân tích riêng để vận dụng vào đề tài nghiên cứu một cách phù hợp.
Luận án đã cung cấp thông tin có hệ thống về hoạt động kinh tế thị trường của người Dao ở Sa Pa. Qua đó, luận án làm rõ hơn quá trình vận dụng vốn văn hóa vào phát triển thị trường hương liệu, dược liệu, thương mại thổ cẩm, du lịch cộng đồng, và mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển.
4.3. Kết luận
Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt nhanh chóng, việc phát triển dựa trên các nguồn vốn văn hóa là một định hướng quan trọng. So với các nguồn vốn tự nhiên thì các nguồn vốn văn hóa đa dạng hơn, phong phú hơn, phân bố đồng đều hơn khi mà hầu như cộng đồng nào cũng có nguồn vốn văn hóa riêng của mình. Hơn nữa, nguồn vốn văn hóa còn có khả năng tái tạo nhanh hơn so với các nguồn lực tự nhiên. Đặc biệt, sự phát triển từ các nguồn vốn văn hóa cũng mang tính bền vững cao hơn khi bản thân văn hóa là sự kết tinh của các tương tác giữa con người với tự nhiên và con người với xã hội qua nhiều thế hệ khác nhau. Vậy nên, phát triển kinh tế từ vốn văn hóa là một con đường để hướng đến phát triển bền vững.
Nghiên cứu về vai trò của vốn văn hóa và vận dụng vốn văn hóa vào phát triển kinh tế thị trường của người Dao ở Sa Pa vừa có giá trị về lý thuyết, vừa có giá trị về thực tiễn đối với việc nhận thức và hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề này. Về lý thuyết, nghiên cứu này giúp nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của vốn văn hóa cũng như việc vận dụng vốn văn hóa vào quá trình phát triển kinh tế thị trường. Về thực tiễn, nghiên cứu này cho thấy nếu vận dụng một cách phù hợp, việc phát triển kinh tế dựa vào vốn văn hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích khác. Điều đó còn giúp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách tích cực và hiệu quả hơn.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục mở rộng nghiên cứu về vốn văn hóa và việc vận dụng vốn văn hóa vào phát triển kinh tế thị trường của các cộng đồng dân tộc thiểu số trên nhiều địa phương khác nhau để có sự so sánh và làm rõ hơn nữa vai trò của vốn văn hóa trong phát triển ở vùng dân tộc thiểu số.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
Bùi Minh Hào (2016), “Vai trò của tri thức dân gian trong phát triển kinh tế hàng hóa của người Dao”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (382), tr. 28-31.
Bùi Minh Hào (2018), “Sự định vị và tính phản thân trong nghiên cứu định tính: một tiếp cận phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, (22), tr. 55-61.
Bùi Minh Hào (2018), “Vốn văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường của người Dao: Một tiếp cận lý thuyết nhân học”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (6), tr. 29-36.
Bùi Minh Hào (2018), “Khảo cứu và đánh giá tình hình nghiên cứu về kinh tế thị trường của người Dao trong quá trình phát triển vùng núi Tây Bắc”, Tạp chí nghiên cứu dân tộc, (23), tr. 119-125.
Bùi Minh Hào (2020), “Mạng lưới thương mại thuốc tắm của người Dao ở Sa Pa: Một tiếp cận về nhân học phát triển”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, tập 6, (2b), tr. 275-292.
Bùi Minh Hào (2021), “Vốn văn hoá và tiếp cận vốn văn hoá trong nghiên cứu phát triển”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, (1), tr. 135-140.
Bùi Minh Hào (2021), “Vốn văn hoá trong phát triển du lịch cộng đồng (nghiên cứu trường hợp người Dao ở xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam, (1), tr. 22-34.
Bui Minh Hao (2021), “The Dao Cardamom Commercial Network in A High Region Community of North West Vietnam”, Journal of Business and Economics, ISSN 2155-7950, USA March 2021, Volume 12, (3), pp. 330-340.
Bui Minh Hao, Tran Thi Minh Anh, Nguyen Tran Minh Ngoc Nguyen Thi My Ngoc, Nguyen Dinh Cao Tri (2021), “Associating With Developed Purpose Network Of Community-Based Tourism Of The Dao People In Northwest Vietnam”, In 13th Neu-Kku International Conference “Socio-Economic And Environmental Issues In Development. Khon Kaen university and National Economics University Proceedings. Hanoi, 10 June, 2021. Finance Publishing House, pp. 1893-1908.
Bui Minh Hao (2021), “Market Econimy, Cultural Capital and Gender Issues in the Dao Community in Northwest Vietnam”, Journal of Business and Economics, ISSN 2155-7950, USA May 2021, Volume 12, (5), pp. 558-568.
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
1. Full name: Bui Minh Hao.             2. Sex: Men
3. Date of birth: 02/08/1986.             4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: QH-2016-X
6. Changes in academic process: No change 
7. Official thesis title: Cultural Capital in the Development of Market Economy among Dao People in Sapa District, Lao Cai Province. 
8. Major: Anthropology.                         9. Code: 62 31 03 02
10. Supervisors: Assoc. Prof. Ph.D. Vuong Xuan Tinh
     Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Truong Giang
11. Summary of the new findings of the thesis
1. Research Purposes
The research purposes of the dissertation are to provide a documentations and arguments system about the market economy formation of Dao people in Sa Pa district, Lao Cai province. My research also aims to determine cultural capital and its role in the market economy development of Dao group. Accordingly, the dissertation analyzes processes that  Dao people apply cultural capital to develop the market economy in a number of specific fields such as the market for flavorings and medicinal herbs, the brocade market and community tourism.
2. Research objects of the Dissertation
The research objects of this dissertation are the market economic activities of Dao people in Sa Pa district and the application of cultural capital to market economic activities in a number of specific fields such as flavoring trade, pharmaceutical trade, brocade market development and community tourism.
3. Research Methods
The research methods employed: besides applying general research methods such as analysis, synthesis, comparison and quantitative methods, the author focuses on using ethnographic-anthropological fieldwork methods, which mainly included in-depth interviews, group discussions and participatory observations.
4. Main findings, new contributions of the thesis and Conclusions
- Firstly, the dissertation has systematically documented important market economic activities of the Dao people in Sa Pa. It focus on significant areas that are imbued with Dao ethnic culture, including the development of the pharmaceutical economy, the cardamom trading network, the community-based tourism, and brocade trade.
- Secondly, the dissertation has, in depth, analyzed the relationship between cultural resources and market economy developments of the Dao people in Sa Pa. Culture has often been analyzed as types of resources in many studies on economic development. However, in this research, I look at culture as a type of capital. The analysis of the roles of cultural capital and how the Dao people apply cultural capital to the development of the market economy is relatively new and promises a different perspective to better understand this relationship. In that respect, the dissertation has deeply analyzed the cultural capital in the development of the market economy of the Dao.
- Thirdly, the dissertation has systematically presented the processes in which Dao people in Sa Pa apply their cultural capital to the market economy development in four essential areas. Firstly, the dissertation analyzes the roles of cultural capital in the cardamom trade market development of the Dao in Sa Pa. Secondly, the dissertation analyzes the role of cultural capital in the medicinal bath trade network development of Dao people in Sa Pa. Thirdly, the dissertation analyzes the roles of cultural capital in the development of the brocade trade network. Finally, the dissertation analyzes the roles of cultural capital in the development of community tourism of Dao people in Sa Pa. Community-based tourism relies heavily on cultural capital, in which, in addition to community cultural factors, individual culture, and social networks play an important role. The Dao has effectively exploited their cultural capital to develop community-based tourism.
- Fourthly, in terms of methodology, the dissertation has expanded the concept of cultural capital and the analytical framework for cultural capital. This is an extension of the concept of cultural capital in a different way to apply to my specific research object, thereby creating a more reasonable analytical framework in the research process. Approaching cultural capital is, in some ways, a highly effective approach in analyzing the relationship between culture and economic development.
4.2. The new contributions of the thesis
- It presents systematically a history of formation, a process of development from the goods economy to the market economy among Dao people in Sapa, Lao Cai. It analyses the roles of cultural capital in the market economy development and its application process into the development of the market economy in terms of spices, medicines, brocade trade, and community tourism. 
- It applies a relatively new theory to the research of social sciences in Vietnam, which is about cultural capital. Based on this theory, it builds up an exclusive framework/system of analysis appropriately applied to the thesis.
- Also, it provides systematically the information related to the market economy activities run by the Dao people, through which the process of the cultural capital application into the market development of spices, medicines, brocade trade, and community tourism, as well as the relationship between culture and development, is being clarified.
4.3. Conclusions:
- In the context of rapidly depleting natural resources, development based on cultural capital is an extremely important direction. Compared with natural capital sources, cultural capital sources are more diverse, richer, and more evenly distributed when almost every community has its own cultural capital. Furthermore, cultural capital is more renewable than natural resources. In particular, the development of cultural capital is also more sustainable when culture itself is the crystallization of interactions between people with nature and people with society through many generations. Therefore, economic development from cultural capital is a path toward sustainable development.
- The study of the role of cultural capital and the application of cultural capital in the development of the market economy of the Dao in Sa Pa is, therefore, both theoretically and practically valuable for awareness and policy-making related to this issue. In theory, this study helps to better understand the importance of cultural capital as well as the application of cultural capital in the development of the market economy. In practice, this study shows that if applied appropriately, economic development based on cultural capital will bring many other benefits. This also helps to preserve and promote cultural heritage values in a more active and effective way.
12. The further research direction:
To keep on the research related to cultural capital and its applications into the market economy development among the ethnic people in different regions for the comparisons and clarifications of cultural capital roles in their development. 
13. Published works related to the thesis
Bui Minh Hao (2016), “The role of folklore knowledge in the development of goods economy among Dao people", Journal of Culture and Arts (382), pp. 28-31.  
Bui Minh Hao (2018), "Positioning and reflexivity in the qualitative research: an access to the methodology for the research on the market economy among Dao people in Sapa, Laocai", Journal of Ethnic Minority Research, (22), pp. 55-61. 
Bui Minh Hao (2018), "Cultural capital in the development of market economy among Dao people: An access to an anthropological theory", Journal of Social Science Information, (6), pp. 29-36. 
Bui Minh Hao (2018), "Research and assessment on research process of market economy among Dao people during the period of development in the Tay bac mountainous region", Journal of Ethnic Minority Research, (23), pp. 119-125. 
Bui Minh Hao (2020), "Commercial network of Dao people’s bath medicines in Sapa, an access to the development anthropology", Journal of Social Sciences and Humanities, Volume 6,  (2b), pp. 275-292. 
Bui Minh Hao (2021), "Cultural capital and an access to the cultural capital in the research on development", Journal of Dictionaries and Encyclopedia, (1), pp. 135-140.  
Bui Minh Hao (2021), "Cultural capital in community tourism development (case study on Dao people in Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai)", Journal of Vietnam Culture Research, (1), pp. 22-34. 
Bui Minh Hao (2021), “The Dao Cardamom Commercial Network in A High Region Community of North West Vietnam”, Journal of Business and Economics, ISSN 2155-7950, USA March 2021, Volume 12, (3), pp. 330-340.
Bui Minh Hao, Tran Thi Minh Anh, Nguyen Tran Minh Ngoc Nguyen Thi My Ngoc, Nguyen Dinh Cao Tri (2021), “Associating With Developed Purpose Network Of Community-Based Tourism Of The Dao People In Northwest Vietnam”, In 13th Neu-Kku International Conference “Socio-Economic And Environmental Issues In Development. Khon Kaen university and National Economics University Proceedings. Hanoi, 10 June, 2021. Finance Publishing House, pp.1893-1908.
Bui Minh Hao (2021), “Market Econimy, Cultural Capital and Gender Issues in the Dao Community in Northwest Vietnam”, Journal of Business and Economics, ISSN 2155-7950, USA May 2021, Volume 12, (5), pp. 558-568.
 

 

Tác giả: game đánh chắn online đổi thưởng Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây