Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Tư tưởng Từ bi của Phật giáo trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và giá trị đạo đức của nó đối với đời sống Phật tử Việt Nam hiện nay

Thứ hai - 08/01/2024 22:34
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Tuyết Thanh    2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/4/1979                                         4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng .
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Gia hạn từ ngày 31/12/2023 đến 31/12/2024
7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng Từ bi của Phật giáo trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và giá trị đạo đức của nó đối với đời sống Phật tử Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học                9. Mã số: 9229009.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 
- Mục đích luận án: Trên cơ sở phân tích vấn đề lý luận và nghiên cứu kinh sách chỉ ra những nội dung, biểu hiện của tư tưởng từ bi của Phật giáo trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Từ đó chỉ ra những giá trị đạo đức của nó đối với đời sống Phật tử ở Việt Nam hiện nay. 
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Tư tưởng Từ bi trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    - Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: 
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo học và một số phương pháp của các ngành nghiên cứu cụ thể khác: 
+ Phương pháp chú giải học tôn giáo: Phương pháp chú giải học là phương pháp  xuất phát điểm trong nghiên cứu thần học để họ diễn giải Kinh Thánh. Nên có người còn gọi phương pháp này là phương pháp thông diễn học hay giải thích học. Nó được sử dụng trong nghiên cứu kinh điển tôn giáo vì nó đã cung cấp một số lý luận cho sự nghiên cứu kinh điển mà ở đây là nghiên cứu kinh điển Phật giáo. 
+ Phương pháp điều tra xã hội học: 
Sử dụng điều tra xã hội học đối với các Phật tử ở Việt Nam để có số liệu định lượng về những tác động của tư tưởng từ bi Phật giáo thể hiện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa đối với các mặt của đời sống Phật tử ở Việt Nam hiện nay.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: 
Phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin thực tiễn trong nghiên cứu, nhằm minh chứng cho một giả thiết, một giả định được đặt ra trong nghiên cứu hoặc trên cơ sở những kết quả thu được, người nghiên cứu sẽ đưa ra một luận điểm khoa học. Cụ thể phương pháp này được sử dụng với đối tượng là các Tăng Ni, tín đồ Phật tử Phật giáo để thấy được vai trò của kinh Diệu Pháp Liên Hoa với đời sống tu tập và thực hành tôn giáo ở Việt Nam.
+ Phương pháp tổng hợp tài liệu, khái quát, phân tích: 
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm kiếm, xử lý tư liệu lí luận và tư liệu thực tiễn trong nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác trong quá trình viết luận án như: diễn dịch, quy nạp, logic,…
    - Các kết quả chính đạt được: 
+  Trên cơ sở khái quát chung về tư tưởng của Phật giáo và kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tác giả đã phân tích nội dung tư tưởng từ bi của Phật giáo thể hiện trong kinh Diệu pháp Liên Hoa thể hiện dưới các góc độ tư tưởng: Từ bi chính là Giải thoát – Niết Bàn; Từ bi là bình đẳng Phật tính, Từ bi là thực hành hướng đến Giải thoát – Niết Bàn và thực hành hướng đến hạnh Bồ Tát.
+ Luận án đã phân tích giá trị đạo đức trong tư tưởng từ bi của Phật giáo thể hiện qua kinh Diệu Pháp Liên Hoa đối với đời sống Phật tử hiện nay, luận án phân tích một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị đạo đức của tư tưởng Từ bi trong Phật giáo được thể hiện qua kinh Diệu Pháp Liên Hoa đối với đời sống Phật tử Việt Nam hiện nay.
    - Kết luận
Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà còn là hệ thống triết học - đạo đức ra đời cách ngày nay hơn 2.500 năm, được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công nguyên, có ảnh hưởng sâu đậm trong mọi mặt của đời sống lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam. Tư tưởng Phật giáo bao la rộng lớn, triết học Phật giáo vô cùng vi diệu uyên áo, Pháp môn của Phật giáo có muôn ngàn ứng dụng nhưng rốt ráo là nhằm giác ngộ - giải thoát cho chúng sinh. Xuất phát điểm của Phật Giáo cho rằng chúng sinh do nghiệp tham, sân, si chi phối, dẫn tới vô minh, không nhận trân được bản tính thiện trong sáng tròn đầy (Phật tính) vốn có trong mỗi con người, do vậy phải giác ngộ và phát huy điều này. Bởi vì vô minh cho nên chúng sinh bị trói buộc, đau khổ, phiền não đuổi theo những dục vọng ham muốn không cùng, và đó chính là cội nguồn của mọi khổ đau, bất hạnh, tội ác của nhân loại, do vậy tự mình phải giải thoát khỏi những trói buộc đó ngay chính trên cõi đời này, trong cuộc sống này. Tư tưởng từ bi là tư tưởng bao trùm của Phật giáo, vì lòng Từ bi không giới hạn mà Phật giáo luôn mong muốn tất cả chúng sinh đều được giải thoát, Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã dành cả cuộc đời mình để giáo hóa chúng sinh, chỉ cho chúng sinh con đường thoát khổ, con đường giải thoát.
Kinh điển Phật giáo vô cùng phong phú,tùy theo căn cơ nghiệp lực, trình độ phẩm  hạnh, môi trường điều kiện của mỗi hạng chúng sinh mà mỗi bộ kinh Phật có nội dung, phương pháp giáo hóa khác nhau nhằm tới mục tiêu cứu cánh của mình. Trong hệ thống kinh sách Phật giáo, có một bộ kinh được coi là “vua của các kinh” – đó chính là kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Diệu Pháp Liên Hoa có nhiều ý nghĩa thâm sâu, chứa đựng cốt tủy của Phật giáo Đại thừa, thể hiện tinh thần từ bi quảng đại của Phật giáo. Nội dung kinh nói lên mục đích tối cao của Phật giáo nói chung là: khai thị ngộ nhập tri kiến Phật, để chúng sinh tất cả muôn loài đều giác ngộ, giải thoát và tiến tới đạt được vị quả Phật. Ý nghĩa xã hội và nhân văn cao cả của Phật giáo chính là ở chỗ khẳng định khả năng “thành Phật” của chúng sinh; mong muốn và thực hành việc giáo hóa, giác ngộ chúng sinh, khơi dậy “Phật tính” ở mỗi con người, khiến cho con người có ý thức làm chủ mọi hành vi, làm chủ số phận của chính mình, từ đó góp phần làm cho xã hội được an lạc và thanh tịnh. Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh căn bản của giáo lý kinh sách Đại Thừa, chứa đựng cốt tủy của Phật giáo, được nhiều học giả, dịch giả nghiên cứu và dịch ra nhiều thứ tiếng, lưu truyền khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, kinh Diệu Pháp Liên Hoa có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc học và hành trì lời Phật dạy, vì đa số Phật tử theo truyền thống Bắc Tông. Bộ kinh được đa số tín đồ Phật giáo, trí thức cũng như bình dân thọ trì, đọc, tụng, tu hành. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được trì tụng hằng ngày như một thời khóa tu học kể cả ở chư tăng và Phật tử tại gia. Các học giả phương Tây coi Diệu Pháp Liên Hoa là một trong 20 thánh thư của phương Đông. Những giá trị chứa đựng trong bộ kinh đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Tư tưởng từ bi của Phật giáo thể hiện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa rất sâu sắc. Từ bi chính là giải thoát, là mong cầu được giải thoát và hết lòng nỗ lực giúp đỡ tất cả chúng sinh đều được giải thoát. Từ bi là là nhập thế vào cuộc sống vì lợi ích của con người, của chúng sinh, nỗ lực đưa lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của con người, của chúng sinh. Từ bi cũng chính là lòng thương xót tất cả chúng sinh. Tư tưởng từ bi của Phật giáo ảnh hưởng rõ nét đến đạo đức của tín đồ Phật giáo ở Việt Nam, thể hiện ở tư tưởng của tín đồ và cụ thể hóa bằng các hoạt động thực tiễn ý nghĩa, giàu tính nhân văn. 
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tư tưởng Phật giáo
- Đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. 
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1.    Vũ Tuyết Thanh (2020), “Quảng tu cúng dường – Hạnh nguyên thứ ba của Bồ Tát Phổ Hiền và ý nghĩa hiện nay”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (169), tr.39-42.
2.    Ву Тует Тхань (2022), “Этические ценности вьетнамского общества монахинь сегодня”, медицина. социология философия прикладных исследований (6),  pp. 134-137.
3.    Ву Тует Тхань (Тхить Дам Тхань) (2021), “Идеология «освобождение» в «Сутре белого лотоса высшего учения» во Вьетнаме”, Научный и общественно-политический журнал Международный издательский центр (53), pp.383-388
4.    Vũ Tuyết Thanh (2022), “Tư tưởng từ bi của Phật giáo trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa”, Tạp chí Công tác tôn giáo (192), tr.37-39.
5.    Vũ Tuyết Thanh (2022), “Tư tưởng giải thoát trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và những giá trị trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (tập 8, số 1b), tr.14-22.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1.    Full name: Vu Tuyet Thanh
2.    Sex: Female
3.    Date of birth: 03/4/1979                      
4.    Place of birth: Ha Noi
5.    Amission decision number 2775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
6.    Changes in academic prcess: Extend training time from 31/12/2023 to 31/12/2024
7.    Officical thesis title: The Buddhist Thought of Compassion in the Lotus Sutra and its moral value to the life of Vietnamese Buddhists today
8.    Major: Religious Studies
9.    Code: 9229009.01
10.    Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Kim Oanh
11.    Summary of the new findings of the thesis: 
 - Thesis’s purpose: Based on the analysis of theoretical issues and study of scriptures, it points out the contents and manifestations of Buddhist thoughts of compassion in the Lotus Sutra. From there, it presents its moral values for the life of Buddhists in Vietnam today.
    - Research object of the thesis: Thoughts of Compassion in the Lotus Sutra
    - Research methods used:
    The thesis uses interdisciplinary research methods of religious studies and some methods of other specific research fields:
    + Religious exegetical method: The exegetical method is the starting point method in theological research to interpret the scripture. Thus, some people also call this method hermeneutic or exegetical method. It is used in the study of religious scriptures because it has provided some arguments for the study of scriptures, in this case the study of Buddhist scriptures.
    + Sociological investigation method: 
    Using a sociological survey of Buddhists in Vietnam to obtain quantitative data on the impacts of Buddhist compassion ideas expressed in the Lotus Sutra on all aspects of Buddhist life in Vietnam today.
    + In-depth interview method:
    This method is intended to collect practical information in research, to prove a hypothesis, an assumption made in the research or on the basis of the results obtained, the researcher will make a scientific argument. Specifically, this method is used with monks and nuns, Buddhist followers to see the role of the Lotus Sutra in religious life and religious practice in Vietnam.
    + Method of synthesizing documents, generalizing and analyzing:
    This method is used in the process of searching and processing theoretical and practical documents in research.
    In addition, the author also uses a number of other methods in the process of writing the thesis such as: deduction, induction, logic,...
    - Main results achieved:
    + Based on a general overview of Buddhist thought and the Lotus Sutra, the author has analyzed the content of Buddhist compassion thought expressed in the Lotus Sutra from the following ideological perspectives: Compassion is Liberation – Nirvana; Compassion is the equality of Buddha nature, Compassion is the practice towards Liberation - Nirvana and the practice towards Bodhisattva conduct.
    + The thesis has analyzed the moral value of Buddhist compassion thought expressed through the Lotus Sutra for Buddhist life today. The thesis analyzes a number of raised issues and recommendations to promote the moral value of the idea of Compassion in Buddhism is expressed through the Lotus Sutra for the lives of Vietnamese Buddhists today.
    - Conclusion
    Buddhism is not only a religion but also a philosophical and ethical system that was born more than 2,500 years ago, was introduced to Vietnam in the early centuries AD, and has a profound influence on all aspects of Vietnam's historical, economic, social and cultural life. Buddhist thought is vast, Buddhist philosophy is extremely miraculous and profound. Buddhist teachings have thousands of applications but ultimately aim to enlighten and liberate sentient beings. The starting point of Buddhism is that sentient beings are influenced by karma of greed, hatred and ignorance, leading to ignorance and not realizing the purity and charity (Buddha nature) that is inherent in every human being. Therefore, we must be enlightened and promote these thoughts. Because of ignorance, sentient beings are bound, suffering, afflicted, pursuing endless desires and desires, and that is the source of all suffering, misfortune, and crime of humanity. Therefore, we must free ourselves from those bondages right in this world, in this life. The idea of compassion is the overarching idea of Buddhism. Because of unlimited compassion, Buddhism always wishes all sentient beings to be liberated. The Buddha and his disciples devoted their whole lives to educate sentient beings, show them the path to escape suffering, the path to liberation.
    Buddhist scriptures are extremely rich. Depending on the karma, level of virtue, and environmental conditions of each class of sentient beings, each set of Buddhist scriptures has different content and teaching methods aimed at its ultimate goal. In the Buddhist scripture system, there is a series of scriptures that is considered the “king of scriptures” - that is the Lotus Sutra.
    The Lotus Sutra has many profound meanings, containing the essence of Mahayana Buddhism, expressing the spirit of generous compassion of Buddhism. The content of the sutra speaks of the supreme purpose of Buddhism in general: to enlighten and enter Buddha's knowledge, so that all sentient beings can become enlightened, liberated and progress towards achieving “qua vi Phat” (the ultimate enlightenment of the Bodhisattva path). The noble social and humanistic meaning of Buddhism lies in affirming the ability of sentient beings to “become Buddha”; desiring and practicing the teaching and enlightenment of sentient beings, arousing “Buddha nature” in each person, making people consciously control all actions, control their own destiny, thereby contributing to make society peaceful and pure. The Lotus Sutra is the basic sutra of the Mahayana teachings, containing the essence of Buddhism, studied and translated by many scholars and translators into many languages, circulating all over the world. In Vietnam, the Lotus Sutra has an extremely important position in learning and practicing Buddha's teachings, because the majority of Buddhists follow the Northern Buddhism tradition. The sutra is accepted, read, chanted, and practiced by the majority of Buddhists, intellectuals as well as people. The Lotus Sutra is chanted daily as a course of study by both monks and lay Buddhists. Western scholars consider the Lotus Sutra to be one of the 20 sacred scriptures of the East. The values contained in the sutra are still valid today. The Buddhist ideology of compassion expressed in the Lotus Sutra is very profound. Compassion is liberation, wishing for liberation and wholeheartedly trying to help all sentient beings be liberated. Compassion is entering into life for the benefit of people and sentient beings, trying to bring good things to the lives of people and sentient beings. Compassion is also compassion for all living beings. The compassionate ideology of Buddhism clearly influences the ethics of Buddhists in Vietnam, expressed in the thoughts of believers and concretized by meaningful, humane practical activities.
12.    Futher research directions
+ Buddhist thought
+ Religious ethics and social ethics in Vietnam today.
13.    Thesis-related publications
1.  Vu Tuyet Thanh (2020), “Broad cultivation and making abundant offerings - The third principle of Bodhisattva Samantabhadra and its current meaning”, Journal of Religious Work (169), pp. 39-42.
    2. Vu Tuyet Thanh (2022), “Ethical Values of Bhikkhunis inVietnamese Society Today”, медицина. социология философия прикладных исследований (6),  pp. 134-137.
    3. Vu Tuyet Thanh (Thich Dam Thanh) (2021), “Liberation ideology of “Sutra on the White Lotus of the Tru Dharma” in Vietnam”, Научный и общественно-политический журнал Международный издательский центр (53), pp.383-388.
    4. Vu Tuyet Thanh (2022), “Buddhist thoughts of compassion in the Lotus Sutra”, Journal of Religious Work (192), pp. 37-39.
    5. Vu Tuyet Thanh (2022), “The thought of liberation in the Lotus Sutra and its values in the current context”, Journal of Social Sciences and Humanities (vol. 8, no. 1b), pp. 14-22.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây