Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của người lao động ở nông thôn hiện nay. (Khảo sát tại Huyện Chương Mỹ, Hà Nội)

Thứ ba - 24/05/2022 23:13
1. Họ và tên:   Trần Xuân Hồng                        2.  Giới tinh:      Nam
3. Ngày sinh:   15/01/1963                              4. Nơi sinh : Thành phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang
5. Quyết định nghiên cứu sinh:  số 1745/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2017 của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:   Kéo dài thời gian đào tạo 12 tháng, từ ngày 14 tháng 7 năm 2020 đến 13 tháng 7 năm 2021.
7. Tên đề tài luận án: Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của người lao động ở nông thôn hiện nay. (Khảo sát tại Huyện Chương Mỹ, Hà Nội)
8. Chuyên ngành:         Xã hội học                                  9. Mã số:   62 31 03 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:              GS.TS. Lê Ngọc Hùng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
       Đây là đề tài luận án đầu tiên nghiên cứu về chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của người lao động được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Chương Mỹ, một địa phương điển hình có đầy đủ các đặc điểm của một vùng nông thôn truyền thống có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển. Quá trình chuyển đổi việc làm được nhìn nhận ở ba phương diện. Một là thay đổi về cấu trúc các nhóm việc làm; Hai là thay đổi về thành phần việc làm; Ba là, thay đổi trong quá trình thực hiện việc làm. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có nhiều phát hiện mới trong cả 3 phương diện nêu trên.
    Thứ nhất, về cấu trúc, hiện nay sự phân hóa và phân công lao động ở nông thôn đã và đang tạo ra một một cơ cấu nghề nghiệp, việc làm theo hướng đa dạng hóa. Trong đó, nhóm việc làm có tiềm năng cao ở địa phương như nghề thủ công, trồng lúa, trồng cây đặc sản…lại chiếm tỷ trọng thấp. Bên cạnh đó, hình thành những nhóm việc làm mới có tỷ trọng cao hơn và ngày càng gia tăng đó là các nhóm làm thuê, kinh doanh và dịch vụ. 
    Thứ hai, về thành phần, tính chất quan hệ trong lao động, việc làm ở nông thôn hiện nay đã thay đổi căn bản theo hướng đa thành phần, đa sở hữu, đa việc làm (một người lao động đồng thời đảm nhận nhiều loại việc làm).
Thứ 3, về quá trình thực hiện việc làm, chất lượng việc làm đã thay đổi. Xuất phát từ đòi hỏi của thị trường, hàm lượng kỹ thụật và công nghệ đã được người lao động tăng cường, mức độ nặng nhọc của việc làm giảm xuống, sức lao động sáng tạo được giải phóng,  đồng thời số lượng và chất lượng sản phẩm tăng lên.
Thứ tư, quá trình chuyển đổi việc làm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó ảnh hưởng rõ nét nhất là các nhóm yếu tố nguồn lực cá nhân (tuổi, giới tính, thu nhập…) nguồn lực gia đình (vốn, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực…) và thị trường (công nghệ, đầu ra, vào). 
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
    Thứ nhất, luận án mô tả xác thực về thực trạng việc làm và chuyển đổi việc làm, phân tích và lý giải một số yếu tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng đến sự chuyển đổi việc làm của người lao động, đang sống và làm việc ở vùng nông thôn gần các đô thị. Điều này cho phép những nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tạo ra cơ chế tác động đến các yếu tố xã hội có ảnh hưởng tích cực, để tạo điều kiện tốt nhất trong việc dẫn dắt sự chuyển đổi ấy, đồng thời dự báo xu hướng chuyển đổi của lĩnh vực lao động và việc làm ở nông thôn trong thời gian tới.
      Thứ hai, về thực tiễn sư phạm, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong các học phần như, xã hội học về việc làm, xã hội học nghề nghiệp, xã hội học lao động, xã hội học nông thôn, xã hội học về biến đổi xã hội, xã hội học về di động xã hội.
13. Những nghiên cứu tiếp theo: Nhóm đề tài tiếp tục nghiên cứu là, quá trình ra khỏi nhóm sản xuất nông nghiệp để tham gia vào nhóm làm thuê của người nông dân nông thôn hiện nay. Vấn đề nghiên cứu thứ hai là sự thay đổi thu nhập khi chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của người lao động nông thôn hiện nay.
14. Những công trình đã công bố:
14.1. Trần Xuân Hồng (2020), “Chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay”,  Tạp chí Khoa học xã hội (6) (2b), tr.202 - 217.  
14.2. Trần Xuân Hồng (2020), “Từ thực tế việc làm của lao động nông thôn - một số khuyến nghị chính sách về cơ cấu ngành nghề, việc làm ở nông thôn hiện nay”,  Tạp chí quản lý nhà nước (300), tr. 90 - 94.  
                                                              INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Tran Xuan Hong                                  2. Gender: Male
3. Date of birth: January 15, 1963                         4. Place of Birth:  Bac Giang City - Bac Giang Province
5. Admission decision number: 1745/2017/QĐ-XHNV on July 13, 2017, on the first group of doctoral students in 2017 accredited by the University of Social Sciences and Humanities (Vietnam National University, Ha Noi).
6. Changes in academic process:  . Extend the training period to 12 months, from July 14, 2020 to July 13, 2021.
7. Official thesis title: “Social factors affecting the job change of workers in rural areas today” (Survey in Chuong My District, Hanoi)
8. Major: Sociology                                                       9. Code: 62 31 03 01
10. Scientific instructors: Prof. Dr. Le Ngoc Hung
11. Summary of the new findings of the thesis:
       This is the first Ph.D thesis about changes in career and employment of workers in Chuong My district, a typical traditional rural area with a lot of potential but has not yet developed. The job transition process has been observed in three aspects, including changes in the structure of job groups, changes in composition of employment and changes in the job performance process. The study has revealed many new findings regarding three aspects mentioned above.
     Firstly, in terms of structure, at present, the division of labor in rural areas has been creating a structure of occupations and jobs in the direction of diversification. In which, the group of jobs with high potential in the locality such as handicrafts, rice cultivation, and specialty crops... account for a low proportion. Besides, there form new job groups with a higher and increasing proportion, which are hired, business and service groups.
    Secondly, in terms of composition and relational nature in labor, employment in rural areas has changed fundamentally in the direction of multi-component, multi-ownership, multi-employment (one worker simultaneously undertakes many type of employment).
    Thirdly, in terms of job performance, job quality has changed. Stemming from market requirements, the technical and technological content has been increased by workers, the drudgery of jobs has been reduced, creative labor has been liberated, quantity and quality of product have been increased.
Fourthly, the job transition process is influenced by many factors, of which the most obvious is the group of individual resources factors (age, gender, income...) and family resources (capital, land, technical facilities, human resources…) and market (technology, output, input).
12. Practical applicability:
    Firstly, the thesis accurately describes the actual situation of employment and job changes, analyzes and explains some basic social factors that affect the job changes among workers living and working in rural areas near urban areas. This allows policy makers and policy implementation organizations to create mechanisms to influence social factors that have positive impact, to create the best conditions for job transformation, and at the same time, forecast the transformation trend of labor and employment in rural areas in the coming years.
      Secondly, in terms of pedagogical practice, the thesis can be used as a reference for students and graduate students in modules such as sociology of employment, sociology of professions, sociology of labor, sociology of rural areas, sociology of social change, sociology of social mobility.
13. Further research directions: Further studies could be about the process of leaving agricultural production group to join the wage group of rural farmers, or the change in income along with changing occupations and jobs among rural workers today.
14. Thesis-related publication:
14.1. Tran Xuan Hong (2020), “Changing occupations and jobs among rural workers in the suburbs of Hanoi today", Journal of Social Sciences (6) (2b), pp. 202-217.
14.2. Tran Xuan Hong (2020), “From the employment reality of rural workers - some policy recommendations on the current structure of occupations and jobs in rural areas”, Journal of State Management (300), pp. 90-94.

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây