Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Nghiên cứu dịch thuật ca từ trong bài hát tiếng Anh (chủ đề tình yêu) giai đoạn 1980-2000 sang tiếng Việt

Thứ tư - 02/12/2020 04:26
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Thuý Quỳnh.                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/07/1978                                                       4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3551/QĐ-XHNV ngày 29/12/2017
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án
    - Điều chỉnh tên đề tài lần 1:
Điều chỉnh tên đề tài: Nghiên cứu đối chiếu ca từ trong các ca khúc nhạc nhẹ tiếng Anh – tiếng Việt từ năm 1980-2010 (chủ yếu về tình yêu) thành “Nghiên cứu đối chiếu ca từ trong các bài hát tiếng Anh giai đoạn 1980-2000 với bản dịch tiếng Việt (chủ đề tình yêu), Quyết định Số 1042/QĐ-XHNV, ngày 22 tháng 6 năm 2020
  - Điều chỉnh tên đề tài lần 2:
Điều chỉnh tên đề tài: “Nghiên cứu đối chiếu ca từ trong các bài hát tiếng Anh giai đoạn 1980-2000 với bản dịch tiếng Việt (chủ đề tình yêu) thành Nghiên cứu dịch thuật ca từ trong bài hát tiếng Anh (chủ đề tình yêu) giai đoạn 1980-2000 sang tiếng Việt., Quyết định Số 1450/QĐ-XHNV, ngày 20 tháng 8 năm 2020
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu dịch thuật ca từ trong bài hát tiếng Anh (chủ đề tình yêu) giai đoạn 1980-2000 sang tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
9. Mã số: 62 22 02 41
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thuỳ
                                  PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt
11. Tóm tắt các kết quả của luận án:
Luận án đã làm rõ việc dịch thuật ca từ trong bài hát tiếng Anh sang tiếng Việt như sau:
Về đặc điểm ngữ nghĩa, luận án đã chỉ ra từ xưng hô trong bản gốc được dịch sang tiếng Việt chủ yếu bằng chiến lược dịch ngữ nghĩa (67,16%). Từ xưng hô ở bản dịch tiếng Việt chủ yếu là nhóm từ xưng hô lâm thời, từ xưng hô chuyên dụng ngôi gộp, danh từ/danh ngữ, và sau cùng là nhóm từ xưng hô chuyên dụng, đồng thời luận án làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng của các nhóm từ xưng hô trong bản dịch tiếng Việt. Luận án còn làm rõ phần lớn các tiêu đề của bài hát được dịch sang tiếng Việt bằng chiến lược dịch ngữ dụng (60,98% trên tổng số các tiêu đề dịch giữ lại thông tin của tiêu đề gốc) và tác dụng của chiến lược dịch thuật này. Luận án cũng chỉ rõ các câu hát trong bản gốc chủ yếu được dịch sang tiếng Việt bằng chiến lược dịch ngữ dụng (91,53% trong tổng số các câu hát dịch giữ lại thông tin) và làm rõ tác dụng của chiến lược dịch ngữ dụng trong việc dịch ca từ đã hướng tới việc truyền thông điệp tới người nghe nhạc như thế nào. Sau đó, luận án vận dụng kết quả dịch thuật để phân loại bản dịch và có thể kết luận rằng các tác giả dịch bài hát tiếng Anh giai đoạn 1980-2000 sang tiếng Việt theo xu hướng chính là dịch sao phỏng.
Về đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ, luận án đã làm rõ tỉ lệ và các khả năng các cấu trúc được giữ lại ở bản dịch. Về cấu trúc đảo, cấu trúc đảo được giữ lại ở bản dịch với tỉ lệ rất thấp (dưới 20%) gồm các kiểu: bản gốc có cấu trúc đảo tính từ, bản dịch giữ lại cấu trúc đảo tính từ, bản gốc có cấu trúc đảo danh từ, bản dịch giữ lại cấu trúc đảo danh từ hoặc bản gốc có cấu trúc đảo trạng từ, bản dịch giữ lại cấu trúc đảo tính từ…  Việc giữ lại cấu trúc đảo với tỉ lệ thấp cho thấy trong việc dịch ca từ, việc giữ lại cấu trúc đảo rất khó thực hiện vì tính chất và đặc điểm của dịch bài hát. Về cấu trúc tu từ, có 30,92 % ca từ ở bản dịch giữ lại cấu trúc tu từ giống như bản gốc nhưng được thể hiện ở các dạng khác nhau (bản gốc có cấu trúc sử dụng biện pháp nhân hoá, bản dịch giữ lại cấu trúc có sử dụng biện pháp nhân hoá hoặc ẩn dụ, so sánh…). Những cấu trúc tu từ được giữ lại ở bản dịch làm tăng giá trị của bản dịch. Về cấu trúc hài âm, ca từ bản dịch đã giữ lại cấu trúc hài âm với tỉ lệ khá cao (54,98%), được thể hiện bằng nhiều cặp vần ở các dạng khác nhau (bản gốc có vần chính, bản dịch giữ lại vần chính hoặc vần thông….). Việc vần được giữ lại ở bản dịch với số lượng khá cao (54,98%) chứng tỏ dịch giả các bài hát rất chú ý tới việc chuyển tải vần ở bản dịch.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố và bổ sung thêm một số vấn đề về lý thuyết và phương pháp dịch thuật ca từ, dịch thuật ngôn ngữ nghệ thuật. Ngoài ra, luận án sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu lý thuyết dịch thuật những văn bản nghệ thuật (bài hát) nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về dịch thuật, dịch ca từ và dịch thơ từ tiếng nước ngoài. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc dạy, học môn dịch thuật trong dạy và học Anh ngữ hiện đại.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu các biểu tượng trong ca từ
- Nghiên cứu con đường từ thơ chuyển sang ca từ
- Nghiên cứu chuỗi phong cách (stylistic scale) trong dịch thuật khi dịch ca từ các bài hát tiếng Anh sang tiếng Việt
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  1. Đoàn Thuý Quỳnh (2019), Đặc điểm của dịch ca khúc và bản dịch ca khúc Anh-Việt”, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài tập 35 (2), tr.80-87
  2. Đoàn Thuý Quỳnh, “Tìm hiểu văn hoá Anh qua ca khúc 25 minutes”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (4), tr.111-116
  3. Đoàn Thuý Quỳnh (2019), “Tìm hiểu vần trong ca khúc My way”, Kỷ yếu hội thảo Quốc Gia, Đại học Ngoại ngữ ĐHQG HN, nxb Đại học Quốc gia HN, tr. 407- 414
  4. Đoàn Thuý Quỳnh, Hoàng Minh Nguyệt (2019), “Đối chiếu vần trong ca khúc Over and over với bản dịch tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (1), tr.90-94, tr.100
  5. Đoàn Thuý Quỳnh (2018),Giá trị của vần trong ca khúc Tình nồng cháy”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế dành cho NCS và HVCH, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, nxb Đại học Quốc gia HN, Hà Nội, tr. 556-564.
  6. Doan Thuy Quynh (2019), “Tendency in Vietnamese-English song translation in the period 1980-2000”, International Graduate Research Symposium, ULIS VNU, Hanoi, Vietnam, pp. 687-693
  7. Doan Thuy Quynh (2019), “The values of rhyme in English pop songs between 1980-2000”, Journal of Language and Life (11), pp.31-36
  8. 段翠琼(2018),用轻音乐教英语语法结构,文化比较研究杂志,13/2018号,中国,第51-52页。
  9. (Đoàn Thuý Quỳnh (2018), “Dạy một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh bằng ca khúc”, Tạp chí tiếng Anh nước ngoài, tập 10 (5), tr. 225-226)
  10. 段翠琼(2018),用歌曲学英语,外国英语杂志,5/2018 号,中国,第225-226页。
  11. (Đoàn Thuý Quỳnh (2018), “Tác dụng của việc học tiếng Anh bằng ca khúc”, Tạp chí nghiên cứu so sánh văn hoá (13), tr.51-52)
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Doan Thuy Quynh                               2. Sex: Female
3. Date of birth: 29/07/1978                                      4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number: 3551/QĐ-XHNV dated 29/12/2017
6. Changes in academic process: Adjusting the thesis title
- First time of adjusting
Adjusted the doctoral thesis title from “Contrastive research of lyrics in English and Vietnamese songs from 1980-2000 (Love theme)” to “Contrastive research of English song lyrics from 1980-2000 and Vietnamese translated versions (Love theme)”, Decision number: 1042/QĐ-XHNV, Dated June 22nd, 2020
- Second time of adjusting
Adjusted the doctoral thesis title from “Contrastive research of English song lyrics from 1980-2000 and Vietnamese translated versions (Love theme)” to “Translation study of English song lyrics between 1980-2000 (Love theme) into Vietnamese”, Decision number: 1450/QĐ-XHNV, Dated August 20th, 2020
7. Official thesis title: Translation study of English song lyrics between 1980-2000 (Love theme) into Vietnamese
8. Major: Comparative and contrastive linguistics
9. Code: 62 22 02 41
10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Phuong Thuy
                            Assoc. Prof. Dr. Nguyen Huu Dat
11. Summary of the new findings of the thesis:
               In terms of semantic translation: The findings of our research revealed that semantic translation is the mostly used strategy in translating addressing forms from Enlglish songs into Vietnamese. The research also revealed that the addressing forms anh, em were found to be the most widely used in Vietnamese versions, followed by the nouns/compound nouns (người, người yêu ...) and noun phrases (người ngồi…) and the addressing forms (đôi ta, chúng ta...). The research also indicated the impact function of these addressing forms in Vietnamese versions, which helps to create a great effect on music listeners. In addition, the research findings showed that the titles keep the same meaning as the original account for 82,25%, which proved that translators paid attention to song title translation. The song translators mainly used pragmatic translation strategy to translate titles (60,98%). Finally, the study results revealed that 35,73% of the total sentences keep the same meaning as the original. Pragmatic translation strategy was mostly used in translating sentences from the original into the targets, accounting for 91,53%. This result allows to make a remark that song translators use pragmatic translation strategy to translate the song content.
               In terms of language structures, the findings of our research clarified the percentage of language structures was retained in the translated versions and how these structures were retained. Firstly, our research stated that the inversion structures were retained in Vietnamese versions with a low percentage (below 20%), which means retaining inversion structures in song translation is of great difficulty. That is, the original have combinations of inversed noun orders, the targets retain combinations of inversed noun orders, or the original have combinations of inversed adjective orders, the targets have combinations of inversed noun orders...  Secondly, the research revealed that the figure-of-speech structures in the translated versions ensure the same as those of the original with the percentage of 30,92 %. To be more specific, the original have combinations using figure of speech  like simile, metaphor, personification, metonymy…, the targets retain those ones such as simile, metaphor, personification, metonymy... The combinations using figure of speech are retained in the targets belong to the translations sharing many semantic characteristics with the original, which increase the value of the translations. Finally, for rhyming structures, the findings of the research showed that the lyrics in translated versions retain many sets of rhymes from the original (54,98% of sets of rhymes were found in the translated versions). Specifically, the original have perfect rhymes, the translated versions keeps those perfect rhymes, or the original have imperfect rhymes, the translated versions have perfect rhymes. These results allow to make a remark that song translators paid so much attention to how to translate songs with rhymes, which helps to increase the art value of the translated versions.
12. Practical applicability:
           The study results of the thesis will contribute to consolidating and adding some points about the theory and methods of song-lyric translation, art-language translation. In addition, the thesis will contribute to promoting the study of translation theory of art texts (songs).
The study results of the thesis are the reference for those who research translation, song and poetry translation. The findings of this study are expected to be useful for instructors as well as learners in translation teaching and learning.
13. Suggestions research directions:
- Studying the symbols in song lyrics
- Studying the way how poetry changes to lyrics
- Studying the stylistic scale in translation when translating English song lyrics into Vietnamese
14. Thesis - related publications:
  1. Doan Thuy Quynh (2019), Characteristics of song translation and English - Vietnamese song translations, VNU Journal of Foreign Studies, Vol. 35 (2), pp.80-87.
  2. Doan Thuy Quynh (2019), “Contribution to the understanding of the English culture through the song “25 minutes”, Journal of Language and Life (4), pp.111-116.
  3. Doan Thuy Quynh (2019), “Contribution to the understanding of rhymes in the English song My way”, National Conference, ULIS, VNU, pp. 407- 414.
  4. Doan Thuy Quynh, Hoang Minh Nguyet (2019), “Comparing rhymes in the song lyrics “Over and Over” with rhymes in the translated version”, Journal of Lexicography & Encyclopedia – Vietnam Institute of Lexicography & Encyclopedia, (1), pp. 90-94, p. 100.
  5. Doan Thuy Quynh (2018), “The values of rhymes in the song lyrics “Tinh Nong Chay”, International Graduate Research Symposium, ULIS VNU, Hanoi, Vietnam, pp. 556-564.
  6. Doan Thuy Quynh (2019), “Tendency in Vietnamese-English song translation in the period 1980-2000”, International Graduate Research Symposium, ULIS VNU, October 2019, Hanoi, Vietnam, pp. 687-693.
  7. Doan Thuy Quynh (2019), “The values of rhyme in English pop songs between 1980-2000”, Journal of Language and Life (11), pp.31-36.
  8. 段翠琼(2018),用歌曲学英语,外国英语杂志,5/2018 号,中国,第225-226页。
  9. (Doan Thuy Quynh (2018), “Teaching some grammar structures by using English songs”, English Overseas, Vol. 10 (5), pp. 225-226)
  10. 段翠琼(2018),用轻音乐教英语语法结构,文化比较研究杂志,13/2018号,中国,第51-52页。(Doan Thuy Quynh (2018), “Some advantages of learning English through songs”, Comparative Study Of Cultural Inovation (13), pp.51-52)

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây