1. Mục tiêu đào tạo
Bồi dưỡng cho người học những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt. Huấn luyện cho người học phương pháp dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt và phương pháp dạy các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt. Huấn luyện cho người học những thao tác soạn bài, thiết kế bài giảng, thiết kế chương trình ngôn ngữ (có thể lồng ghép văn hóa), thiết kế các bài luyện khắc phục lỗi của người nước ngoài.
2. Đối tượng đào tạo
Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài để trở thành giáo viên.
3. Thời gian đào tạo
150 tiết (10 tín chỉ)
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 10 tín chỉ, trong đó:
- Học phần bắt buộc: 5,5 tín chỉ
- Học phần tự chọn: 2 tín chỉ
- Thực tập: 2,5 tín chỉ
Sau khóa học người học đạt được những kiến thức sau:
- Người học nắm được kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt và trong mức độ nhất định, có thể dự đoán những khó khăn của người học về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... nảy sinh do đặc thù của tiếng Việt.
- Người học biết cách truyền đạt những kiến thức về tiếng Việt thông qua bài giảng, bài luyện ngôn ngữ, văn hóa. Đồng thời, người học cũng nắm được phương pháp thiết kế bài giảng, bài luyện để giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Người học có ý thức về vai trò làm người giáo viên, truyền đạt đúng kiến thức, và có phương pháp truyền đạt phù hợp với đối tượng người học.
5. Loại văn bằng được cấp
Chứng chỉ.
- Tên chứng chỉ: “ Phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”
(Methodology of Teaching Vietnamese to Speakers of Other Languages (TVSOL))
- Chứng chỉ do game đánh chắn online đổi thưởng
, ĐHQG Hà Nội cấp.
6. Nội dung chương trình đào tạo
TT |
Các nội dung |
Thời gian (tiết) |
Ghi chú |
I |
Kiến thức cơ sở |
|
|
1. |
Ngữ âm tiếng Việt và phương pháp dạy ngữ âm tiếng Việt |
12 |
|
2. |
Từ vựng và phương pháp giảng dạy Từ vựng tiếng Việt |
12 |
|
3. |
Ngữ pháp tiếng Việt và phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt |
16 |
|
II |
Kiến thức chuyên ngành |
|
|
1. |
Phương pháp thiết kế bài giảng, bài luyện |
10 |
|
2. |
Phương pháp giảng dạy Văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ |
4 |
|
3. |
Phương pháp biên soạn bài luyện khắc phục lỗi cho học viên |
8 |
|
4. |
Kĩ năng thiết kế chương trình học |
8 |
|
III |
Học phần tự chọn |
|
|
1. |
Nhóm 1: Phương pháp phân loại, lựa chọn giáo trình, thiết kế chương trình, bài kiểm tra theo đối tượng người học |
30 |
|
2. |
Nhóm 2: Các hoạt động trên lớp, giải đáp các vấn đề thường xảy ra trong lớp học, kinh nghiệm giảng dạy tiêng Việt cho người nước ngoài, tăng cường thực tập |
30 |
|
|
Tổng cộng lên lớp |
100 |
|
|
Thực tập cuối khóa |
50 |
|
Ghi chú: Các học phần có đề cương chi tiết kèm theo
7. Trang thiết bị dạy, học
Sử dụng hệ thống phòng học, trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy của khóa học.
8. Yêu cầu về giáo viên
Các giảng viên là các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt cho người nước ngoài nói riêng.
9. Tổ chức thực hiện
Khóa học không tập trung. Kết thúc khóa học, học viên được đánh giá và xếp loại chứng chỉ.
Phương pháp đánh giá như sau:
- Đánh giá thường xuyên qua chuẩn bị bài trên lớp theo yêu cầu của giáo viên: 10 điểm, chiếm 10%
- Đánh giá điểm thực tập: 40 điểm, chiếm 40%
- Đánh giá bài thi viết kết thúc khóa: 50 điểm, chiếm 50%
Tổng 3 đầu điểm là 100 điểm.
PHỤ LỤC: ĐỀ CƯƠNG CÁC HỌC PHẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH
1. Học phần 1: Ngữ âm tiếng Việt và phương pháp dạy ngữ âm tiếng Việt
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt: đặc điểm về chữ viết thuộc hệ Latin, có dấu thanh điệu, đặc điểm là ngôn ngữ âm tiết tính, có cấu tạo gồm phụ âm đầu, âm đệm, âm chính là nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, âm cuối, 6 thanh điệu
Học phần này cũng huấn luyện cho người học phương pháp soạn bài luyện ngữ âm và kĩ năng dạy ngữ âm cho người nước ngoài.
Nội dung 1: Khái quát về đặc điểm ngữ âm tiếng Việt
- Vấn đề chính tả tiếng Việt
- Đặc điểm âm tiết tiếng Việt (các kiểu âm tiết tiếng Việt)
- Đặc điểm và tiêu chí phân biệt phụ âm, nguyên âm.
- Hệ thống Phụ âm đầu, âm đệm, âm chính – nguyên âm (âm đơn và âm đôi), âm cuối, 6 thanh điệu trong tiếng Việt
Nội dung 2: Phương pháp và kĩ năng dạy ngữ âm tiếng Việt
- Kĩ năng dạy thanh điệu tiếng Việt
- Kĩ năng dạy phụ âm tiếng Việt
- Kĩ năng dạy nguyên âm
- Kĩ năng dạy âm đệm
- Kĩ năng dạy âm cuối
Nội dung 3: Một số lưu ý về ngữ âm và kĩ năng khắc phục lỗi ngữ âm tiếng Việt
- Một số lưu ý về ngữ âm tiếng Việt (tiêu chuẩn ngữ âm, chính tả, phát âm, ….)
- Một số lỗi trong phát âm phụ âm (g, ng, nh, l, đ, ……), nguyên âm ( ê-e, ư – ơ, ….), âm đệm, thanh điệu, âm cuối và một số vần
- Kĩ năng/ nguyên tắc biên soạn bài luyện/ bài giảng/ giáo trình ngữ âm tiếng Việt.
- Thảo luận/Giải đáp thắc mắc của người học về ngữ âm tiếng Việt
2. Học phần 2: Từ vựng và phương pháp giảng dạy Từ vựng tiếng Việt
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Việt – là ngôn ngữ đơn âm, phân tích tính, đơn vị từ vựng được thể hiện bằng 1 âm tiết (từ đơn) hay hơn 1 âm tiết (từ ghép, từ láy), đặc điểm từ loại của tiếng Việt. Học phần này cũng huấn luyện cho người học phương pháp soạn bài luyện từ vựng và kĩ năng dạy từ vựng cho người nước ngoài.
Nội dung 1: Khái quát về đặc điểm từ vựng tiếng Việt
Nội dung 2: Phương pháp và Kĩ năng dạy từ vựng tiếng Việt (Áp dụng sáng tạo và phù hợp các phương pháp dạy ngoại ngữ trên thế giới vào giảng dạy từ vựng tiếng Việt)
- Dạy từ vựng tiếng Việt qua tranh ảnh, trò chơi, ……..
- Dạy từ vựng tiếng Việt bằng nhận diện âm – nghĩa
- Dạy từ vựng tiếng Việt qua trường từ vựng (bậc trung-cao cấp)
Nội dung 3: Kĩ năng biên soạn bài luyện từ vựng
- Kĩ năng biên soạn các bài luyện từ vựng;
- Các nội dung của từ vựng
- Thảo luận những vấn đề về từ vựng TV
3. Học phần 3: Ngữ pháp tiếng Việt và phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt – là ngôn ngữ phân tích tính, không biến hình, pham trù và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trật tự từ, hư từ và ngữ điệu...
Học phần này cũng huấn luyện cho người học phương pháp soạn bài luyện ngữ pháp và kĩ năng dạy ngữ pháp tiếng Việt cho người nước ngoài.
Nội dung 1: Khái quát đặc điểm ngữ pháp TV
Nội dung 2: Áp dụng sáng tạo và phù hợp các phương pháp dạy ngoại ngữ trên thế giới vào giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt - Dạy NP bằng đơn vị giao tiếp (đích cuối cùng là HV giao tiếp được)
Nội dung 3: Soạn các bài luyện NP;
Nội dung 4: Soạn các bài luyện NP (tiếp); Giải đáp thắc mắc
4. Học phần 4: Phương pháp thiết kế bài giảng, bài luyện
Học phần này cung cấp cho người học những nguyên tắc khi thiết kế bài giảng, bài luyện, và cấu trúc chung của một bài giảng. Học phần cũng huấn luyện cho người học kĩ năng chọn chủ đề, chọn từ vựng theo chủ đề và vấn đề ngữ pháp đưa vào bài, kĩ năng xây dựng các bài luyện cho chủ đề và từ vựng, ngữ pháp đã đặt ra.
Nội dung 1: Kĩ năng xây dựng chủ đề, cấu trúc bài giảng theo nội dung bài (chủ đề và từ vựng – ngữ pháp)
Nội dung 2: Kĩ năng lựa chọn tài liệu, phân bổ nội dung theo trình độ.
5. Học phần 5: Phương pháp giảng dạy Văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ
Học phần này cung cấp cho người học phương pháp lồng ghép vấn đề văn hóa vào bài giảng ngôn ngữ và huấn luyện cho người học kĩ năng soạn bài luyện văn hóa – ngôn ngữ.
Nội dung 1: Vài nét khái quát đặc trưng văn hóa xã hội cơ bản của Việt Nam
Nội dung 2: Kĩ năng lồng ghép tri thức văn hóa vào bài giảng ngôn ngữ
6. Học phần 6: Phương pháp biên soạn bài luyện khắc phục lỗi cho học viên
Học phần này cung cấp cho người học khái niêm về lỗi, phân loại lỗi, đồng thời huấn luyện cho người học kĩ năng soạn bài luyện nhằm khắc phục lỗi của người nước ngoài học tiếng Việt.
Nội dung 1: Khái niệm lỗi, Lỗi giao thoa, Lỗi nội ngôn, Phân loại lỗi
Nội dung 2: Soạn bài luyện khắc phục lỗi cho học viên
7. Học phần 7: Kĩ năng thiết kế chương trình học
Học phần này cung cấp cho người học nguyên tắc cần nắm vững (quan tâm thích đáng tới thời gian học, mục đích, yêu cầu, trình độ của học viên nước ngoài) và kĩ năng chọn vấn đề ngữ pháp, từ vựng... cơ bản của tiếng Việt phù hợp với nguyên tắc đã nêu ra.
Nội dung 1: Những căn cứ để thiết kế chương trình học cho học viên (ngắn hạn, dài hạn, chuyên ngành – phi chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, …………….)
Nội dung 2: Thảo luận từ thực tế của học viên
8. Học phần 8: Thực tập
Học phần này giúp người học rèn luyện kĩ năng lên lớp thực tế, kĩ năng giải quyết những vấn đề thường gặp trong giờ dạy.
Nội dung 1: Soạn bài giảng theo giáo trình và Soạn bài giảng do mình thiết kế
Nội dung 2: Biên soạn các bài giảng theo chuyên đề (báo, clip, truyện cười, sách, du lịch, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, .....)
Nội dung 3: Thực tập dạy ngữ âm – từ – ngữ pháp
Nội dung 4: Thực tập dạy ngữ âm – từ – ngữ pháp lồng vào kĩ năng: nghe – nói; đọc – viết
Nội dung 5: Thảo luận tổng hợp và Tổng kết khóa học
9. Các học phần tự chọn
Học phần này bổ sung thêm một số kiến thức và kinh nghiệm cho người học; Học phần này cũng rèn thêm kĩ năng lên lớp thực tế nhằm đáp ứng với 2 loại đối tượng
Tự chọn nhóm 1: 2 tín chỉ (Dành cho những người đồng thời giảng dạy cho người nước ngoài thuộc nhiều vùng địa lí như châu Âu, chấu Á, Mĩ...)
- Nội dung 1: Phương pháp phân loại đối tượng người học theo mục đích học, theo khu vực địa lí, theo nền văn hóa...
01 buổi x 4 tiết
- Nội dung 2: Phương pháp chọn giáo trình theo đối tượng người nước ngoài
01 buổi x 4 tiết
- Nội dung 3: Phương pháp thiết kế bài giảng đáp ứng yêu cầu cụ thể của người học
01 buổi x 4 tiết
- Nội dung 4: Phương pháp thiết kế đề bài kiểm tra, đề thi đánh giá trình độ người học
02 buổi x 4 tiết
- Tăng cường Thực tập Nội dung 3: 02 buổi x 4 tiết
- Tăng cường Thực tập Nội dung 4: 01 buổi x 2 tiết
Tự chọn nhóm 2: 2 tín chỉ (Dành cho những người chưa có kinh nghiệm lên lớp thực tế)
- Nội dung 1: Phương pháp xây dựng bài giảng, tổ chức các hoạt động trong lớp học cá nhân, lớp học nhóm, lớp học có nhiều đối tượng người học…:
1,5 buổi x 4 tiết
- Nội dung 2: Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, cung cấp và Giải đáp những vấn đề người học hay thắc mắc:
1,5 buổi x 4 tiết
- Nội dung 3: Tăng cường thực tập:
4,5 buổi x 4 tiết