1. Thông tin chung về chương trình đào tạo
- Tên chương trình đào tạo: Nghiệp vụ truyền thông và quan hệ công chúng
- Đối tượng đào tạo:
+ Sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, muốn làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông
+ Người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông nhưng chưa có văn bằng đúng chuyên ngành, cần bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ thi tuyển/ nâng ngạch viên chức
+ Mọi đối tượng quan tâm, yêu thích lĩnh vực báo chí truyền thông
- Đơn vị đào tạo: Giảng viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (game đánh chắn online đổi thưởng
) kết hợp với các nhà báo có kinh nghiệm của các cơ quan báo chí truyền thông.
- Tên chứng chỉ: Nghiệp vụ Truyền thông và Quan hệ công chúng
(Tên tiếng Anh: Skills for Communication and Public Relations)
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn
2. Mục tiêu đào tạo
- Chương trình sẽ giúp người học có nhận thức cơ bản và cần thiết về lĩnh vực truyền thông và quan hệ công chúng
- Sau khóa học, người học có nền tảng kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ căn bản về quản trị truyền thông để có thể tư vấn, tham mưu về hoạch định chính sách truyền thông tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức... trong bối cảnh của kỷ nguyên công nghệ số.
- Với nền tảng kiến thức về lĩnh vực truyền thông và quan hệ công chúng, học viên có thể tiếp tục nghiên cứu, học tập, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà quản lý, chuyên gia và nhà thực hành quản lý và quản trị trong lĩnh vực truyền thông, mở ra cơ hội tiếp tục học tập nghiên cứu ở bậc học cao hơn.
3. Chuẩn đầu ra của chương trình
3.1. Về kiến thức
- Chương trình đào tạo nghiệp vụ nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng truyền thông và quan hệ công chúng cần thiết để có thể áp dụng ngay khi vào làm việc tại các công ty, cơ quan, tổ chức.
- Cùng với việc cung cấp hiểu biết tổng quan về sự phát triển của truyền thông và quan hệ công chúng hiện đại, chương trình sẽ giúp cho học viên có cơ hội tích lũy và nâng cao kiến thức chuyên sâu về quản trị, quản lý trong lĩnh vực truyền thông và quan hệ công chúng để có thể tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách, dự án, nhiệm vụ truyền thông và thực hành tốt các công việc cụ thể về quản lý, quản trị lĩnh vực truyền thông tại đơn vị công tác.
3.2. Về kĩ năng
- Kĩ năng nghề nghiệp: Thành thạo trong việc tiếp cận và thực hiện các công việc nghiệp vụ chuyên môn như quản trị nội dung truyền thông, quan hệ báo chí, xử lý khủng hoảng, tổ chức sự kiện, truyền thông nội bộ...
- Kỹ năng cá nhân: Có kỹ năng làm việc độc lập, sử dụng các thiết bị, phương tiện để tổ chức hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng phối hợp trong ekip, luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên, đảm bảo hiệu quả công việc và chất lượng hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng.
3.3. Về phẩm chất đạo đức:
Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật về tác nghiệp báo chí truyền hình
3.4. Vị trí công tác và khả năng phát triển chuyên môn
Người học có thể đảm nhiệm công việc là một phóng viên, biên tập viên làm việc tại các cơ quan báo chí truyền thông; vị trí phụ trách quản trị truyền thông và quan hệ công chúng của tổ chức, doanh nghiệp; công việc của người sáng tạo nội dung trên các phương tiện truyền thông đại chúng…
4. Cấu trúc của chương trình đào tạo:
Tổng số giờ tích lũy: 75 tiết, thời gian học 8 tuần
-Lý thuyết: 60 tiết
-Thực hành: 15 tiết
5. Khung chương trình đào tạo
STT |
Chuyên đề |
Thời lượng |
Nội dung |
1 |
Kiến thức tổng quan về lĩnh vực Truyền thông và Quan hệ công chúng |
5 |
- Kiến thức tổng quan về truyền thông đại chúng
- Khái niệm cơ bản về hoạt động quan hệ công chúng
- Vai trò của lĩnh vực truyền thông và hoạt động quan hệ công chúng trong đời sống xã hội hiện đại
- Đặc thù cơ bản của môi trường truyền thông Việt Nam và tác động tới hoạt động quan hệ công chúng hiện nay |
2 |
Xây dựng văn hóa, bộ nhận diện thương hiệu của đơn vị |
5 |
- Kiến thức cơ bản về văn hóa doanh nghiệp,
- Khái niệm về thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu
- Quy trình và kỹ năng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
- Kinh nghiệm thành công và những lỗi sai thường gặp trong quá trình xây dựng thương hiệu |
3 |
Chiến lược và chiến thuật quan hệ công chúng |
10 |
- Vấn đề chiến lược và chiến thuật trong hoạt động quan hệ công chúng
- Các chiến lược quan hệ công chúng cơ bản
- Chiến thuật và phương thức triển khai trong quan hệ công chúng
- Các mô hình quan hệ công chúng cơ bản, bài học kinh nghiệm về chiến lược và chiến thuật của các cơ quan tổ chức tiêu biểu
|
4 |
PR nội bộ |
|
- Vai trò của PR nội bộ đối với cơ quan tổ chức
- Phương pháp triển khai hoạt động PR nội bộ
- PR nội bộ với hệ thống nhân sự
- Tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá kết quả PR nội bộ |
5 |
Xây dựng và phát triển mối quan hệ với báo chí |
10 |
- Vai trò của hệ thống báo chí truyền thông với sự phát triển bền vững của tổ chức, doanh nghiệp
- Các nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong việc phát triển mối quan hệ báo chí
- Khủng hoảng truyền thông và vai trò của báo chí |
6 |
Kỹ năng tổ chức họp báo, |
10 |
- Khái niệm cơ bản và vai trò của họp báo trong hoạt động của các cơ quan tổ chức.
- Quy trình và phương thức tổ chức sự kiện họp báo theo các mục tiêu và yêu cầu nhiệm vụ đặc thù.
- Bài học kinh nghiệm và những lỗi sai thường gặp trong hoạt động tổ chức họp báo |
7 |
Kỹ năng tổ chức sự kiện |
10 |
- Khái niệm cơ bản và vai trò của sự kiện trong hoạt động của các cơ quan tổ chức.
- Quy trình và phương thức tổ chức sự kiện theo các cấp độ, yêu cầu
- Bài học kinh nghiệm và những lỗi sai thường gặp trong hoạt động tổ chức sự kiện |
8 |
Quản trị truyền thông |
10 |
- Các mô hình quản trị truyền thông phổ dụng
- Kinh nghiệm quản trị truyền thông trong tình huống khẩn cấp, bất ngờ
- Tổ chức bộ máy và nhân sự quản trị truyền thông
- Tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động quản trị truyền thông |
9 |
Thực hành |
15 |
Xây dựng kịch bản sự kiện hoặc mô hình quản trị truyền thông mô phỏng. |
Tổng cộng |
75 |
|
Các chuyên đề được xây dựng trên cơ sở các môn học trong chương trình đào tạo đại học, sau đại học ngành Báo chí và ngành Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng đại cương, Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng, Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng, Các chương trình quan hệ công chúng, Quan hệ công chúng ứng dụng, …
6. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:
Sau 75 tiết học được cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản, học viên sẽ hoàn thành bài thi kiểm tra cuối khóa là đề án hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng theo yêu cầu thực tiễn. Học viên sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp khi đạt được các yêu cầu sau:
- Tham gia đủ ít nhất 80% giờ học trên lớp
- Đạt tối thiểu 5/10 điểm đánh giá bài kiểm tra cuối khóa.
7. Học liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), Quan hệ công chúng: Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên) (2010), PR lý luận và ứng dụng: Chiến lược PR chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Lợi (chủ biên), Lưu Văn An (đồng chủ biên) (2017), Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo quản lý, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.
4. Nguyễn Thế Kỷ (chủ biên) (2012), Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Đỗ Đình Tấn (2017), Báo chí và mạng xã hội, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.